3 vụ việc bê bối của ngành giáo dục đầu năm 2018

Chủ đề   RSS   
  • #488915 06/04/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 109 lần


    3 vụ việc bê bối của ngành giáo dục đầu năm 2018

    1.      Cô giáo bắt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng

    Sự việc xảy ra tại trường Tiểu học An Đồng (An Dương, Hải Phòng), nữ giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương – Chủ nhiệm lớp 3A5 răn đe những học sinh hay nói chuyện trong lớp bằng hình thức vắt nước giẻ lau bảng để học sinh uống.

    Hình thức kỷ luật này đã thực hiện với em Phạm Phương Anh - học sinh của lớp 3A5.

    Sau khi phát hiện sự việc trên, Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm nhà trường vừa đưa ra hình thức kỷ luật đối với nữ giáo viên Nguyễn Thị Minh Hương bằng hình thức cảnh cáo trước toàn trường, không phân công chủ nhiệm lớp 3A5 và thay thế giáo viên chủ nhiệm khác. Đồng thời, buộc công khai xin lỗi học sinh và phụ huynh.

    2.      Cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh

    Vụ việc xảy ra vào ngày 28-2, tại Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

    Bốn phụ huynh đã kéo đến trường, gặp cô giáo đã xử phạt con em họ dẫn đến các em sợ đến trường. Biết mình phạt học sinh bằng cách quỳ gối là sai, cô giáo này đã xin lỗi các vị phụ huynh và hứa sẽ khắc phục sai sót. Tuy nhiên, các phụ huynh này vẫn không chịu. Trước áp lực của phụ huynh, cô giáo này bảo mình sẽ quỳ để nhận lỗi. Dù hiệu trưởng xuống can thiệp và hứa sẽ xử lý nhưng 4 vị phụ huynh vẫn làm áp lực, buộc cô giáo phải quỳ trước mặt, có sự chứng kiến của một số giáo viên.

    3.      Học sinh lớp 12 đâm thầy giáo trước cổng trường

    Sự việc xảy ra tại trường THPT Trần Hưng Đạo, Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

    Thông tin từ Ban giám hiệu Trường THPT Trần Hưng Đạo cho hay, sáng 5.4, khi vào dạy học tiết thứ 3 bộ môn vật lý tại lớp 12A6, thầy Nguyễn Văn Tiến (giáo viên chủ nhiệm lớp) phát hiện học sinh Ngô Văn Công (ở xã Ngư Thủy Trung, lớp trưởng của lớp) vẫn còn hình xăm trên người nên đã nhắc nhở và cho Công nghỉ học về đi xóa hình xăm. Tuy nhiên, Công không đi xóa mà ra trước cổng trường ngồi.

    Khi dạy xong tiết 3, thầy Tiến cùng đồng nghiệp ra về. Vừa đến cổng trường, thầy Tiến thì bị Công dùng dao bấm dài khoảng 15 cm đâm vào bụng rồi vứt dao tại hiện trường và bỏ chạy. Vết thương sâu khiến thầy Tiến gục xuống sân, được đồng nghiệp đưa đến Bệnh viện đa khoa H.Lệ Thủy cấp cứu.

    Được biết, học sinh này còn là lớp trưởng

    Ba sự việc trên xảy ra dấy lên những dòng dư luận vô cùng mạnh mẽ cùng với những lo ngại cho ngành giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, đây chỉ là một số ít trong số rất nhiều những vụ việc tương tự xảy ra hằng ngày.

    Nghề giáo là một nghề cao quý, vậy mà người ta không trân trọng và giữ gìn cái cao quý ấy. Khi mà đạo đức nghề nghiệp bị chà đạp. Cái gọi là tôn sư trọng đạo cũng bị coi nhẹ. Đây cũng là hồi chuông nhắc nhở cho Nhà nước cần có những biện pháp răn đe thích hợp với những hành vi bạo lực trong trường học 

    Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 06/04/2018 03:19:03 CH
     
    14868 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Kimhuyentr vì bài viết hữu ích
    thuytrangak (11/04/2018) Kimtam1912 (07/04/2018) DT_DA (07/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #503317   27/09/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Trong thời gian qua ngành giáo dục xảy ra nhiều vụ việc bê bối và đa số dư luận đều chĩa mũi dùi vào các thầy cô và cho rằng là do giáo dục thất bại, do nhà trường không quan tâm, do thầy cô làm không đúng bổn phận và trách nhiệm. Thế nhưng cần nhìn nhận lại một điều ba mẹ, phụ huynh học sinh có trách nhiệm trong những vụ việc này không?

    Như một sự việc mà mình đã từng được chứng kiến lúc mình từng đi học. Trong lớp có một học sinh rất cá biệt, nổi tiếng quậy nhất trường đến thầy cô cũng phải sợ. Ba thì cho cá độ bóng đá, thầu đề, mẹ thì cho vay nặng lãi, gia đình suốt ngày cãi vã, đánh nhau. Nó bị bạo lực nhuốm vào người. Có một lần cô giáo gọi học sinh này lên trả bài nhưng nhất quyết không lên. Cô giáo lắc đầu ngao ngán và nói em như thế làm cô rất buồn. Thế là hắn ra vì nghĩ cô đã làm nhục mình trước mặt người khác nên ngay chiều đó đã chận đầu và đâm cô trước cổng trường.

    Khi sự việc đó làm rúng động cư dân toàn thị xã. Người này kháo người kia hẳn cô giáo kia đã làm gì thì nó mới dữ như thế chứ, "không có lửa làm sao có khói”,…Trong khi những người chứng kiến thì thấy rất thương xót cho cô giáo và nhận ra rằng sở dĩ nên nông nổi như vậy là đứa học sinh ấy không được bố mẹ nuôi dạy tử tế, cây đắng không thể nào sinh trái ngọt, nó đã trở thành người hoàn toàn không cải tạo được. Lúc ấy trường lớp, thầy cô làm sao có thể thay đổi được. Thế thì thầy cô có đáng trách không?

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #503666   30/09/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 177 lần


    3 vụ việc trên cũng chỉ là giọt nước tràn ly trong vô vàng những câu chuyện không hay của ngành giáo dục những năm vừa qua. Bắt đầu từ việc chuẩn đầu vào một số  nơ của ngành sư phạm quá thấp. Tiếp theo là việc giáo dục một thời gian dài nghiêng về lý thuyết, học văn hóa mà bỏ quên việc giáo dục nhân cách học sinh,... việc giáo dục từ gia đình đến nhà trường còn tồn tại hạn chế. Vậy nên việc thầy trò hành xử không đúng mực, xúc phạm, thậm chí đánh nhau diễn ra ngày càng nhiều. 

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #503847   02/10/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 8990
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 85 lần


    Hi vọng dự thảo Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục sẽ sớm được thông qua và được áp dụng trong thực tiễn. Ít nhiều khi đã có cơ chế xử phạt rõ ràng sẽ có thể hạn chế được những sự việc đáng tiếc xảy ra trong ngành giáo dục làm cho nền giáo dục nước nhà trở nên trong sạch và công bằng hơn.

     
    Báo quản trị |