3 phương án giải quyết quyền lợi người lao động khi DN nợ BHXH phá sản hoặc chủ bỏ trốn

Chủ đề   RSS   
  • #443601 09/12/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    3 phương án giải quyết quyền lợi người lao động khi DN nợ BHXH phá sản hoặc chủ bỏ trốn

    Hiện tại, các DN đang còn hoạt động nợ tiền đóng BHXH có thể giải quyết quyền lợi cho những người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc thôi việc chuyển đơn vị, DN khác theo quy định pháp luật, nhưng đối với các DN giải thể, phá sản hoặc chủ bỏ trốn thì chưa có cơ chế giải quyết quyền lợi cho người lao động trong những trường hợp này. Do vậy, việc ban hành cơ chế giải quyết là điều rất cần thiết.

    Trên cơ sở đó có 03 phương án để giải quyết quyền lợi cho người lao động trong trường hợp DN nợ BHXH phá sản hoặc chủ bỏ trốn:

    Phương án 1: Cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH đối với người lao động đến thời điểm người lao động nghỉ việc để làm cơ sở giải quyết chế độ BHXH hoặc chốt sổ để người lao động chuyển đơn vị khác.

    Ngân sách nhà nước bảo đảm khoản tiền nợ BHXH của các DN giải thể, phá sản mà sau khi xử lý tài sản của DN không đủ trả tiền nợ đóng BHXH.

    Nhược điểm: Ngân sách nhà nước phải bố trí kinh phí bảo đảm khoản tiền nợ đóng BHXH của các DN đã giải thể, phá sản (tính đến hết 31/12/2015 là 220.5 tỷ đồng)

    Phương án 2: Cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH đối với người lao động đến thời điểm người lao động nghỉ việc để làm cơ sở giải quyết chế độ BHXH, hoặc chốt sổ BHXH để người lao động chuyển đơn vị khác. Sau khi xử lý tài sản của DN giải thể, phá sản mà không đủ tiền trả nợ đóng BHXH, thì quỹ BHXH chịu khoản tiền nợ BHXH không thu hồi được

    Ưu điểm: Ngân sách nhà nước không phải bố trí kinh phí bảo đảm khoản tiền nợ đóng BHXH của các DN đã giải thể, phá sản

    Nhược điểm: phải sửa Luật bảo hiểm xã hội theo hướng DN đã giải thể, phá sản mà còn nợ tiền đóng BHXH thì người lao động được ghi nhận thời gian làm việc để giải quyết quyền lợi BHXH.

    => 2 phương án trên đều khuyến khích các DN cố tình chây ỳ, trốn đóng, nợ đóng BHXH.

    Phương án 3: Cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH đối với người lao động đến thời điểm đóng đủ BHXH, sau này nếu thu hồi được khi xử lý tài sản của DN thì sẽ xác nhận bổ sung cho người lao động. Đồng thời, sửa đổi quy định pháp luật liên quan theo hướng khi thanh lý tài sản của các DN giải thể, phá sản thì tiền đóng BHXH được ưu tiên trước khi thanh toán các khoản khác.

    Ưu điểm: Ngân sách nhà nước không phải bố trí kinh phí bảo đảm khoản tiền nợ đóng BHXH của các DN đã giải thể, phá sản

    Nhược điểm: Quyền lợi của người lao động không được đảm bảo, nhiều trường hợp người sử dụng lao động đã trích tiền đóng BHXH của người lao động nhưng không đóng cho cơ quan BHXH.

    Theo bạn, thì bạn sẽ chọn phương án nào?

     
    7704 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận