21 nghề cần có bằng “cử nhân Luật”

Chủ đề   RSS   
  • #402599 14/10/2015

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    21 nghề cần có bằng “cử nhân Luật”

    >>Thêm nghề yêu cầu cần có bằng cử nhân Luật

    Một câu hỏi mà rất nhiều bạn đang là học sinh, sinh viên thắc mắc rằng, học Luật ra trường có dễ kiếm việc làm không? Xin trả lời với các bạn rằng, dễ hay không còn phụ thuộc vào kiến thức pháp luật mà các bạn tích lũy được và các kỹ năng cần thiết khi ra trường.

    Bởi lẽ thị trường lao động hiện nay vẫn đang “khát” nhân lực tài năng, nhất là các bạn học ngành Luật, nhưng nếu các bạn không trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết trước khi ra trường thì dù thị trường lao động vẫn đang “khát” cử nhân Luật thì các bạn vẫn có thể trong tình trạng thất nghiệp.

    Dưới đây là 21 nghề cần có bằng “cử nhân luật”

    Tên nghề

    Điều kiện

    Căn cứ pháp lý

    Công chứng viên

    Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

    1. Có bằng cử nhân luật;

    2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

    3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

    4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

    5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

    Điều 8 Luật Công chứng 2014

     

    Luật sư

     

    Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

    Điều 10 Luật luật sư 2006

     

    Trợ giúp viên pháp lý

    Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:

    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;

    b) Có bằng cử nhân luật;

    c) Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

    d) Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên;

    đ) Có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

    Khoản 1 điều 21 Luật trợ giúp pháp lý 2006

     

    Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

     

    Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự nguyện tham gia trợ giúp pháp lý mà không thuộc một trong các trường hợp không được tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định thì được Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trong các trường hợp sau đây:

    a) Người có bằng cử nhân luật; người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

    b) Người thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng;

    c) Luật sư, Tư vấn viên pháp luật.

    Khoản 1 điều 22 Luật trợ giúp pháp lý 2006

     

    Thẩm phán

     

    1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

    2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.

    Khoản 2 điều 67 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014

     

    Kiểm sát viên

     

    1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

    2. Có trình độ cử nhân luật trở lên

    Khoản 2 Điều 75 Luật tổ chức kiểm sát nhân dân 2014

     

    Điều tra viên vụ việc cạnh tranh

    Người có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên:

    1. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan;

    2. Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính;

    3. Có thời gian công tác thực tế ít nhất là năm năm thuộc một trong các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này;

    4. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.

    Điều 52 Luật cạnh tranh 2004

     

    Thành viên hội đồng cạnh tranh

     

    Người có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng cạnh tranh:

    a) Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa;

    b) Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính;

    c) Có thời gian công tác thực tế ít nhất là chín năm thuộc một trong các lĩnh vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

    d) Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

     

    Khoản 1 điều 55 Luật cạnh tranh 2004

     

    Quản tài viên

    1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:

    a) Luật sư;

    b) Kiểm toán viên;

    c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

    2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:

    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

    c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

    Điều 12 Luật phá sản 2014

     

    Chấp hành viên

    Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.

    Khoản 1 điều 18 Luật thi hành án dân sự 2008

     

    Báo cáo viên pháp luật

     

    Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:

    a) Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;

    b) Có khả năng truyền đạt;

    c) Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.

    Khoản 2 điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật

     

    Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng trại giam

    Giám thị, Phó giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng phải là người đã tốt nghiệp đại học cảnh sát, đại học an ninh, đại học luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định của Chính phủ.

    Khoản 4 điều 16 Luật thi hành án hình sự 2010

     

    Người làm công tác pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học

    - Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.

    Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.

    - Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác pháp luật.

    - Nghị định 55/2011/NĐ-CP

    - Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/2011/NĐ-CP.

     

    Tư vấn viên pháp luật

    Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:

    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

    b) Có Bằng cử nhân luật;

    c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.

    Nghị định 77/2008/NĐ-CP

     

    Kiểm tra viên ngành Kiểm sát

    1. Kiểm tra viên cao cấp phải đạt được tiêu chuẩn trình độ như sau:

    - Là cử nhân Luật trở lên;

    - Tốt nghiệp lý luận Chính trị cao cấp;

    - Qua đào tạo quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp của Học viện hành chính Quốc gia;

    - Đã qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp;

    - Sử dụng thành thạo máy vi tính;

    - Biết một ngoại ngữ trình độ C (đọc, dịch, nói thông thường);

    - Có công trình hoặc Đề án tổng hợp sáng tạo được Hội đồng khoa học ngành chấp nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả;

    - Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và Kiểm tra viên chính;

    - Đã ở ngạch Kiểm tra viên chính hoặc chuyên viên chính ít nhất là 6 năm.

    2. Kiểm tra viên chính phải đạt được tiêu chuẩn trình độ như sau:

    - Là cử nhân Luật trở nên;

    - Đạt trình độ lý luận Chính trị trung cấp hoặc tương đương trở lên;

    - Qua đào tạo, quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính của Học viện hành chính Quốc gia;

    - Đã qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp;

    - Biết ít nhất một ngoại ngữ ở trình độ B (đọc, dịch thông thường);

    - Sử dụng thành thạo máy vi tính;

    - Có công trình Đề án cải tiến được Hội đồng ngành thừa nhận và đưa vào áp dụng.

    - Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên;

    - Đã ở ngạch Kiểm tra viên hoặc chuyên viên ít nhất là 5 năm.

    3. Kiểm tra viên phải đạt được tiêu chuẩn trình độ như sau:

     - Tốt nghiệp cử nhân Luật;

    - Đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Việt Kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp;

    - Đã qua công tác chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý ít nhất là 3 năm;

    - Biết một ngoại ngữ ở trình độ A;

    - Sử dụng thành thạo máy vi tính.

    Quyết định 73/2005/QĐ-BNV

    Người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại

    1. Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;

    2. Không có tiền án;

    3. Có bằng cử nhân luật;

    4. Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phấn, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;

    5. Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;

    6. Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.

    Nghị định 61/2009/NĐ-CP

    Thư ký Tòa án

    Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.

    Điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014

    Công chức làm công tác hộ tịch

    Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.

    Điều 72 Luật hộ tịch 2014

    Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại thuộc Bộ phận pháp chế của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam

    Các Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại phải có bằng cử nhân luật.

    Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010

    Giảng viên ngành Luật

     

     

    Trợ lý luật sư

     

     

     Còn thiếu nghề nào thì các bạn Dân Luật bổ sung giúp mình với nhé.

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 14/10/2015 03:33:09 CH
     
    154394 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ChuTuocLS (26/11/2015) h2t888 (22/10/2015) ntdieu (16/10/2015) tuongyesnok5 (14/10/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #402630   14/10/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Thật là may mắn. Số lượng nghề mình không thể làm được vì không có bằng về luật chỉ là 21 việc, trong khi số lượng việc mình được phép làm thì nhiều hơn rất là nhiều :|

    Trong số 21 nghề này thì lạ nhất là "Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại thuộc Bộ phận pháp chế của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam", không hiểu lý do tại sao nghề này phải có bằng cử nhân luật

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (15/10/2015) khatvongttk (16/10/2015) THANHKIEU95 (23/10/2015) thanhtrung2015 (21/12/2017)
  • #402763   15/10/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    ntdieu viết:

    Thật là may mắn. Số lượng nghề mình không thể làm được vì không có bằng về luật chỉ là 21 việc, trong khi số lượng việc mình được phép làm thì nhiều hơn rất là nhiều :|

    Trong số 21 nghề này thì lạ nhất là "Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại thuộc Bộ phận pháp chế của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam", không hiểu lý do tại sao nghề này phải có bằng cử nhân luật

    Theo Shin nghĩ vì nó thuộc Bộ phận pháp chế nên đòi hỏi phải có bằng cử nhân Luật, nhưng Shin thắc mắc là tại sao chỉ có Ban này đòi hỏi phải có bằng cử nhân luật trong khi 02 ban còn lại thuộc Bộ phận pháp chế lại không cần?

     
    Báo quản trị |  
  • #402639   14/10/2015

    Tôi thấy mình cũng may mắn như bạn ntdieu.

     
    Báo quản trị |  
  • #402803   16/10/2015

    Nguyenvanchien88
    Nguyenvanchien88

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2014
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Đấy là suy nghĩ của bạn thôi. Vì những người có bằng cử nhân luật thì số lượng các việc được phép làm cũng rất nhiều như bạn, cộng thêm 21 ngành nghề kia nữa, như vậy là bạn đã thiếu mất 21 ngành nghề so với người ta :))

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nguyenvanchien88 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (16/10/2015)
  • #402865   16/10/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Nguyenvanchien88 viết:

    Đấy là suy nghĩ của bạn thôi. Vì những người có bằng cử nhân luật thì số lượng các việc được phép làm cũng rất nhiều như bạn, cộng thêm 21 ngành nghề kia nữa, như vậy là bạn đã thiếu mất 21 ngành nghề so với người ta :))

    Cũng xin được bổ sung với các bạn, mình thấy còn nhiều nghề có thể sử dụng bằng cử nhân Luật, tuy nhiên, chưa đủ căn cứ pháp lý nên mình không nêu ra, ví dụ như những người làm công việc hành chính nhân sự, công an,...vì thế nên nếu trong có căn cứ pháp lý cho nghề nào ngoài 21 nghề trên cần có bằng cử nhân Luật thì các bạn bổ sung giúp mình với nhé. 

     
    Báo quản trị |  
  • #402809   16/10/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Suy nghĩ tích cực đi. Không được làm có 21 nghề thôi, liệu có vì lý do đó mà thất nghiệp không ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (16/10/2015)
  • #402864   16/10/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    ntdieu viết:

    Suy nghĩ tích cực đi. Không được làm có 21 nghề thôi, liệu có vì lý do đó mà thất nghiệp không ?

    Tất nhiên là không thất nghiệp, nhưng ở trong thời đại hiện nay thì nên học Luật để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình, mình rất nể bạn ntdieu  mặc dù không phải là người học Luật nhưng thấy bạn tham gia rất tích cực trong Dân Luật

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ntdieu (16/10/2015) Nguyenvanchien88 (16/10/2015)
  • #402895   16/10/2015

    Nguyenvanchien88
    Nguyenvanchien88

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2014
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Mình thích ý kiến của bạn shin_butchi, mặc dù mình có bằng cử nhân luật, đang làm việc cho công ty luật mà nhiều khi gặp vấn đề liên quan đến luật còn lơ nga lơ ngơ. Thực trạng hiện nay của luật VN, mặc dù đã cải cách rất nhiều nhưng nói chung khá lằng nhằng và chồng chéo. Nên mọi người nên trau dồi kiến thức pháp luật để có thể tự bảo về quyền lợi của mình.

    Còn nói như bạn ntdieu thì những người chẳng có một bằng cấp gì cũng có thất nghiệp đâu - mình cũng thấy bạn may mắn :))

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Nguyenvanchien88 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (16/10/2015) b7320caobang (07/12/2015) shin_butchi (16/10/2015)
  • #402897   16/10/2015

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Nguyenvanchien88 viết:

    Mình thích ý kiến của bạn shin_butchi, mặc dù mình có bằng cử nhân luật, đang làm việc cho công ty luật mà nhiều khi gặp vấn đề liên quan đến luật còn lơ nga lơ ngơ. Thực trạng hiện nay của luật VN, mặc dù đã cải cách rất nhiều nhưng nói chung khá lằng nhằng và chồng chéo. Nên mọi người nên trau dồi kiến thức pháp luật để có thể tự bảo về quyền lợi của mình.

    Còn nói như bạn ntdieu thì những người chẳng có một bằng cấp gì cũng có thất nghiệp đâu - mình cũng thấy bạn may mắn :))

    Bác ntdieu đang tung tin quả mù đấy bác Nguyenvanchien88, bác đấy cũng có học Luật đâu nhưng mà vẫn là một trong những thành viên tham gia tích cực của Dân Luật :~

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ntdieu (17/10/2015)
  • #404374   28/10/2015

    trieumay97
    trieumay97

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    có khi nào sự lựa chọn sai lầm không.. thấy vo cùng khó khăn trong năm nhất..đời là bể khổ,qua được bể khổ là qua đời  :3

    may mắn có đến với mk k nhỉ :)

    klq bạn nào học đh luật hà nội không? tớ k40 nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #405263   04/11/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Đọc bài này mới thấy hơi tiếc, nếu như thành viên ban kỷ luật của VFF cũng là cử nhân luật như ban khiếu nại thì đã không đưa ra án  phạt kỳ cục và có thể trái luật như vậy.

    Quế Ngọc Hải có thể thoát án phạt tiền tấn

     
    Báo quản trị |  
  • #407861   26/11/2015

    Theo Tôi thì ngành nào cũng phải hiểu về Luật. Vì hiện nay Nước ta đang phát triển nên cần am hiểu về Pháp Luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #408978   08/12/2015

    dungskyvietnam
    dungskyvietnam

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2015
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    phát luật vn nan còn nhiều bất cập , chỉ khi sảy ra vấn để thì mới phát hiện ra

     
    Báo quản trị |  
  • #410456   21/12/2015

    thangyt
    thangyt

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/07/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ad ơi cho em hỏi với. công chức tư pháp hộ tịch cấp xã có cần bằng Luật không ạ? e học Học viện Hành chính chuyên ngành Quản lý công liệu có thi tuyển Công chức tư pháp hộ tịch xã được không ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #419261   22/03/2016

    caohienlanh
    caohienlanh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tớ học luật nè. đang nắm tư rùi

     
    Báo quản trị |  
  • #437972   07/10/2016

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Bổ sung thêm nghề nữa: Đấu giá viên theo Nghị định 17/2010/NĐ-CP

    Tiêu chuẩn đấu giá viên

    Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì có thể trở thành đấu giá viên:

    1. Có phẩm chất đạo đức tốt;

    2. Đã tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế;

    3. Đã qua khóa đào tạo nghề đấu giá.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #469799   04/10/2017

    Công chứng viên

    Mọi người cho em hỏi quy trình cụ thể để trở thành công chứng viên và những kinh nghiệm gì cần tích lũy sau khi có bằng cử nhân với ạ

     
    Báo quản trị |