20/11 còn " tôn sư trọng đạo"

Chủ đề   RSS   
  • #406943 17/11/2015

    20/11 còn " tôn sư trọng đạo"

    Nhân sắp đến cái ngày 20-11. Nhớ ngày xưa đi học trò ra trò, thầy ra thầy, bây giờ nhìn bọn trẻ đi học không biết đã bị biến chất chưa, trò làm hư thầy hay thầy làm hư trò nữa. Mà chưa đến 20-11 mà cả các cháu mẫu giáo đến các bậc cao học đều tấp nập mua quà, phong bì đi thầy cô. Hình thức thương mại hóa quá.

     
    13578 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bravolaw vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (15/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #475147   17/11/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    20/11 thì thường không có dịp tụ họp nhưng vào dịp Tết thì năm nào lớp mình cũng họp lại đi thăm cô chủ nhiệm, thầy dạy toán, có thêm thời gian thì đi thăm thầy dạy quốc phòng, những thầy cô có nhiều tình cảm với lớp. Quan trọng là ở tấm lòng, đã có lòng với nhau thì dịp nào cũng là 20/11

     
    Báo quản trị |  
  • #475188   18/11/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Xã hội ngày càng phát triển, truyền thống tôn sư trọng đạo ngày 20/11 cũng bị một phần ảnh hưởng. Ngày 20/11 là ngày để tôn vinh, tỏ lòng biết ơn đối với những thầy cô đã dạy dỗ mình qua những bó hoa, lời cám ơn, thái độ biết ơn của học sinh. Mình thấy tình trạng dùng phong bì hay thầy trò rủ nhau đi nhậu nhẹt ăn uống... cũng là ảnh hưởng của sự phát triển xã hội. Vì vậy, chúng ta nên duy trì truyền thống theo hướng hòa nhập với xã hội nhưng vẫn giữ được bản chất của truyền thống ngày 20/11.

     
    Báo quản trị |  
  • #475217   18/11/2017

    Hồi trước đây cái thời mình đi học cấp 1 đến ngày 20/11 chỉ có cầm mấy bông hoa trong vườn trồng hay xin được mẹ 10 ngàn gì góp chung mua sữa tắm hay gì đó rồi cả lớp đạp xe đạp tung tăng đi tặng cho thầy cô giáo, đến nơi cô còn mua bánh kẹo, nấu cho mấy đứa học trò ăn nữa. Đến khi lớn lên tầm năm 2010 trở đi lúc đó đến 20/11 là tự hiểu nhau góp tiền bỏ phong bì ghi tên vào đó rồi đi tặng thầy cô chứ mua mấy món quà đến tặng mà không phải tiền thầy cô còn gợi ý mấy cái này thầy cô xài không được nữa...

    Đến nay á hả chỉ cần đến ngày lễ thôi nhất là ngày 20/11 các bà các mẹ sẽ đua nhau chở con đi tặng quà biếu thầy cô, ngay cả mấy em bé học lớp mầm, lớp chồi thôi mà bố mẹ cũng đưa đi theo nữa. Không chỉ ngày 20/11 đâu, ngày 8/3, rồi ngày 20/10 nữa. Trong năm không biết đi bao nhiêu ngày. Nhiều khi cứ như nhân mấy ngày lễ để đi hối lộ vậy. Bố mẹ các em cứ nghĩ rằng mình không đi thầy cô thì con mình sẽ bị đối xử không tốt, không được thầy cô nới lỏng điểm nên đua nhau đi. Còn thầy cô khi thấy nhà em học sinh này đi, còn nhà em khác không đi thì cái nhà em không đi ít nhiều cũng bị thầy cô làm khó dễ trong học tập, dễ bị ghét. Đa số trong thực tế hiện nay là vậy. Nên về vấn đề này mình thấy do học sinh làm hư thầy cô có vẻ đúng hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #475493   21/11/2017

    thungan991995
    thungan991995
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 1130
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 9 lần


    Nhìn chung, nếu ví ngày 20/11 trở nên bị hình thức thương mại hóa bởi quà cáp, phong bì ngày càng nhiều mà phụ huynh, học sinh gửi đến thầy cô. Đây là do cách suy nghĩ, tư duy của mỗi người. Điều mà làm cho giá trị vật chất lưu mờ đi giá trị cao quý của nghề giáo. Cần điều chỉnh và thay đổi lối tư duy này từ những người lớn và một bộ phận giáo viên, để níu giữ lại nét đẹp trong sáng của tình thầy trò. 

     
    Báo quản trị |  
  • #483805   30/01/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Phải có một lý do gì đó khiến mỗi chúng ta ai cũng mong được quay trở lại thời học sinh ngây thơ, không chỉ vì những kỷ niệm vui buồn cùng bạn bè mà còn vì những người thầy, người cô đã tận tụy dìu dắt chúng ta bước qua những năm tháng học trò. Mình nghĩ thời nào cũng vậy thôi, tình thầy - trò vẫn luôn là tình cảm thiêng liêng cao quý. Chỉ là do cuộc sống đã thay đổi nên cách nhìn, cách đánh giá của con người dần trở nên trần trụi, thực tế hơn mà thôi.

     
    Báo quản trị |