2 trường hợp người đứng đầu phải chịu trách nhiệm kể cả khi đã nghỉ hưu, chuyển công tác năm 2024

Chủ đề   RSS   
  • #611229 06/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 509 lần
    SMod

    2 trường hợp người đứng đầu phải chịu trách nhiệm kể cả khi đã nghỉ hưu, chuyển công tác năm 2024

    Vừa qua Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 142-QĐ/TW về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ. Trong đó, có quy định về 2 trường hợp thí điểm người đứng đầu phải chịu trách nhiệm kể cả khi đã nghỉ hưu, chuyển công tác.

    2 trường hợp người đứng đầu phải chịu trách nhiệm kể cả khi đã nghỉ hưu, chuyển công tác năm 2024

    Theo Điều 6 Quy định 142-QĐ-TW quy định về thí điểm trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu như sau:

    - Bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác của nhân sự do mình giới thiệu. Thực hiện nghiêm các quy định về công tác cán bộ, quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

    Chịu trách nhiệm về quyết định của mình kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu trong các trường hợp sau:

    + Giới thiệu cán bộ để bầu cử, bổ nhiệm thiếu công tâm, khách quan; không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác.

    + Miễn nhiệm cán bộ không bảo đảm căn cứ, thủ tục theo quy định.

    - Việc xem xét xử lý trách nhiệm của người đứng đầu trong trường hợp vi phạm quy định trên được thực hiện theo quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng và các quy định có liên quan.

    Như vậy, năm 2024 sẽ có 2 trường hợp người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình kể cả khi người đó đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu bao gồm giới thiệu cán bộ để bầu cử thiếu công tâm, khách quan; không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác và miễn nhiệm cán bộ không bảo đảm căn cứ, thủ tục theo quy định.

    Xem đầy đủ Quy định 142-QĐ-TW: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/142-Q%C4%90-TW.pdf

    Cán bộ sẽ được xem xét miễn nhiệm khi nào?

    - Theo Khoản 1 Điều 30 Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ, công chức xin miễn nhiệm khi:

    + Không đủ sức khỏe;

    + Không đủ năng lực, uy tín;

    + Theo yêu cầu nhiệm vụ;

    + Vì lý do khác.

    - Theo Khoản 3 Điều 29 Luật Cán bộ, công chức 2008: cán bộ 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ.

    - Theo Điều 54 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định miễn nhiệm đối với công chức khi:

    + Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao.

    + Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm.

    + Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.

    + Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

    + Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa";

    + Vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.

    - Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.

    Như vậy, cán bộ có thể tự xin miễn nhiệm hoặc bị miễn nhiệm. Sau khi miễn nhiệm, cán bộ sẽ thôi không còn làm việc tại cơ quan, đơn vị nhà nước nữa.

    Quy trình xem xét việc miễn nhiệm cán bộ năm 2024

    Theo Điều 8 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 về quy trình xem xét miễn nhiệm, từ chức như sau:

    - Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm, từ chức, chậm nhất trong thời gian 10 ngày làm việc thì cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ hoặc cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có trách nhiệm trao đổi với cán bộ và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

    - Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, cho từ chức trong thời gian 10 ngày làm việc; trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì có thể kéo dài không quá 15 ngày làm việc.

    - Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các cơ quan có liên quan thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy chế hoạt động của từng tổ chức.

    Như vậy, quy trình xem xét việc miễn nhiệm cán bộ năm 2024 được thực hiện theo quy định trên. 

    Theo Quy định 142-QĐ-TW, người đứng đầu miễn nhiệm cán bộ không bảo đảm căn cứ, thủ tục theo quy định trên thì vẫn phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.

    Xem đầy đủ Quy định 142-QĐ-TW: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/06/142-Q%C4%90-TW.pdf

     
    237 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (13/06/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận