2 điểm gây tranh cãi trong Vụ ông Nguyễn Hải Nam

Chủ đề   RSS   
  • #565978 31/12/2020

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    2 điểm gây tranh cãi trong Vụ ông Nguyễn Hải Nam

    Hai tranh cãi trong vụ ông Nguyễn Hải Nam

    2 điểm gây tranh cãi trong vụ ông Nguyễn Hải Nam

    Những ngày gần đây, vụ xét xử nguyên Phó Chánh án TAND quận 4 Nguyễn Hải Nam gây nhiều sự chú ý của dư luận. DanLuat xin phân tích hai điểm gây tranh cãi chính trong vụ án này để bạn đọc tiện theo dõi, bàn luận!

    Tóm tắt nội dung vụ án:

    Bà Thảo và bà Chi tranh chấp một hợp đồng mua bán nhà và chưa giải quyết xong, bà Thảo đang ở căn nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bà Chi ủy quyền cho ông Tùng giải quyết tranh chấp, tuy nhiên vào ngày 19.9.2019 ông Tùng, ông Nam (bạn ông Tùng) cùng một số người đến căn nhà trên dùng vũ lực đuổi những người đang sống trong nhà ra ngoài, chiếm giữ căn nhà.

    Tranh cãi thứ nhất: Cơ quan điều tra không có thẩm quyền điều tra ông Nam

    Khi tiến hành điều tra, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Quận 1 đã tiến hành điều tra ông, tuy nhiên ông cho rằng họ không có thẩm quyền, bởi lẽ:

    Cơ quan điều tra Công an cấp huyện có thẩm quyền điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 21 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)

    Ở điểm này, ông Nam còn dựa vào căn cứ tại Khoản 2 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, theo đó Tòa án Nhân dân cấp tỉnh và và Tòa quân sự cấp quân khu có thẩm quyền giải quyết những vụ án sau:

    “a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;

    b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;

    c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.”

    Ông cho rằng thời điểm bị điều tra, mình đang là Thẩm phán, chính vì vậy thẩm quyền xét xử ông phải thuộc về Tòa án cấp Tỉnh (tức Tòa án Tp. HCM) và thẩm quyền điều tra cũng thuộc về Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Tp. HCM (Điều 20 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015).

    Tuy nhiên, luận điểm của ông bị bác bỏ, bởi lẽ Cơ quan CSĐT Công an Q.1 đã có văn bản gửi TAND TP.HCM, đề nghị TAND TP.HCM sao y việc bổ nhiệm chức danh thẩm phán, sau khi xác định ông này là Thẩm phán, họ chuyển hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền, là Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM.

    Tranh cãi thứ hai: Ông Nam không phạm tội “Xâm phạm chỗ ở của người khác”

    Theo các cáo buộc, ông Nam và ông Tùng phạm tội “Xâm phạm chỗ ở của người khác”. Tội này được quy định tại các Điều 158 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

    b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

    c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

    d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”

    Tuy đã có những hình ảnh, video chứng minh hai ông đã thực hiện các hành vi chửi bởi, dùng vũ lực để đuổi những người đang sống trong nhà ra, tuy nhiên họ lập luận như sau:

    (1) Chủ sử dụng sở hữu hợp pháp đất và công trình là bà Chi không bàn giao công trình mà chỉ cho phép bà Thảo tham gia giám sát xây dựng.

    (2) Sau khi phát sinh tranh chấp, bà Thảo đã từ bỏ giao dịch bằng việc khởi kiện đòi trả lại tiền cọc.

    (3) Bà Thảo là người chiếm giữ trái phép công trình khi bà Chi đi vắng. Chồng bà Chi đã có đơn tố giác hành vi này vào ngày 9/9/2018 và yêu cầu trục xuất bà Thảo ra khỏi công trình nhưng  công an không thực hiện.

    (4) Công trình chưa hoàn thành, bị xử phạt hành chính, buộc tháo dỡ nên không phải là nơi để ở mà là công trình xây dựng.

    (5) Công trình không được cơ quan chức năng cho phép để ở, thậm chí khi vào ở, bà Thảo tùng bị công an phường xử phạt hành chính về hành vi “cư trú trái phép”.

    Đáp lại những lập luận trên, Viện kiểm sát chỉ cho rằng “không quan tâm ai là chủ sở hữu công trình 29, không quan tâm các quyết định hành chính có trước 19/9/2019”, bà Thảo mua và được bà Chi bàn giao công trình để quản lý, thi công theo mục đích sử dụng của bà. Mặc dù công trình chưa được hoàn công nhưng bà Thảo đã hoàn thiện và sinh sống tại đây.

    Đồng thời, VKS cho rằng CQĐT đã xác minh hàng xóm, tổ dân phố và công an phường; đều xác nhận bà Thảo có sinh sống tại công trình từ tháng 3/2019 đến ngày xảy ra vụ việc. “Từ đó, công trình là chỗ ở của bà Thảo”.

    Theo bạn đọc, lập luận của Viện kiểm sát hay lập luận phía các bị cáo và các luật sư thuyết phục hơn?

     
    1605 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591349   25/09/2022

    leehuy97
    leehuy97
    Top 500
    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:29/06/2022
    Tổng số bài viết (214)
    Số điểm: 1398
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    2 điểm gây tranh cãi trong Vụ ông Nguyễn Hải Nam

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Theo mình lập luận của VKS thuyết phục hơn bởi vì cơ quan CSĐT Công an Q.1 đã có văn bản gửi TAND TP.HCM, đề nghị TAND TP.HCM sao y việc bổ nhiệm chức danh thẩm phán, sau khi xác định ông Nam là Thẩm phán, họ chuyển hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền, là Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM. VKS đã có những bằng chứng chứng minh đó là chỗ ở hợp pháp của bà Thảo.

     
    Báo quản trị |