Trường hợp kiện tùng có thể xảy ra là kiện dân sự và hình sự. Về hình sự nếu có đủ căn cứ cấu thành tội phạm quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, thì có thể bị phạt tù, phạt tiền, phạt cải tạo theo quy định tùy theo mức độ thiệt hại cụ thể.
"1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
…"
Trường hợp, không đủ căn cứ để kiện hình sự thì bên bị hại chỉ có thể kiện vụ án dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì lúc này sẽ không phải đi tù hay trường giáo dưỡng (xem thêm Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012). Mức bồi thường thiệt hại sẽ được tòa án phân xử dựa trên mức thiệt hại gây ra, các chi phí khác có liên,… Và người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.