14 ngân hàng quan trọng năm 2024 được NHNN phê duyệt

Chủ đề   RSS   
  • #610119 01/04/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 515 lần
    SMod

    14 ngân hàng quan trọng năm 2024 được NHNN phê duyệt

    Theo Báo Nhân Dân điện tử đưa tin, vừa qua NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định 538/QĐ-NHNN, phê duyệt nhóm tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài quan trọng trong năm 2024 trong hệ thống.

    14 ngân hàng quan trọng năm 2024

    Trong nhóm các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng trong hệ thống năm 2024 tại Quyết định 538/QĐ-NHNN có 14 ngân hàng thương mại. Các ngân hàng này bao gồm:

    - 04 ngân hàng trong nhóm Big4: 

    + Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)

    + Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)

    + Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 

    + Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

    - Còn lại gồm 10 ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân: 

    + Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

    + Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LPBank)

    + Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

    + Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)

    + Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)

    + Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB)

    + Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB

    + Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank)

    + Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)

    + Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

    Các ngân hàng trên được NHNN yêu cầu Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN các chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động để ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

    Hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

    Cơ quan thanh tra, Giám sát ngân hàng là gì?

    Theo Điều 49 Luật NHNN Việt Nam 2010 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 64 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng.

    Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 26/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng:

    - Tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi;

    - Tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; 

    - Thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

    Hệ thống tổ chức Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

    Theo Điều 6 Nghị định Nghị định 26/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP quy định thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng là cơ quan thanh tra nhà nước, được tổ chức thành hệ thống gồm:

    - Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

    - Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

    Theo Điều 8 Nghị định 26/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP chức danh của người đứng đầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.

    Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:

    - Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra, giám sát trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

    - Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước;

    Phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    - Ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc phạm vi quản lý của NHNN theo phân công của Thống đốc NHNN hoặc theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, gồm:

    + Các cuộc thanh tra hành chính, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra công tác phòng, chống tham nhũng

    + Các cuộc thanh tra chuyên ngành lớn, phức tạp, các cuộc thanh tra lại hoặc khi xét thấy cần thiết; 

    + Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra; 

    + Đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cử thanh tra viên ngân hàng, công chức khác tham gia đoàn thanh tra; 

    + Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia đoàn thanh tra.

    - Quyết định việc thanh tra:

    + Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra ngân hàng

    + Khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

    Chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quyết định của mình.

    - Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phân công thực hiện;

    Trường hợp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quyết định của mình.

    - Xem xét xử lý hoặc đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý những vấn đề mà Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không nhất trí với Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, giám sát được giao.

    - Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra, giám sát của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước.

    - Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra, giám sát; trường hợp kiến nghị về thanh tra không được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ.

     

    - Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra, giám sát.

    - Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    - Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét trách nhiệm, xử lý:

    + Người thuộc quyền quản lý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra, giám sát .

    + Không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát; 

    Yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý:

    + Người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, giám sát 

    + Không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát.

    - Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định theo thẩm quyền và tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

    - Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm được giao; 

    Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các mặt công tác khác của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

    - Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    - Quyết định việc thanh tra viên ngân hàng, công chức khác thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiến hành các cuộc làm việc, tiếp xúc trực tiếp đối tượng giám sát ngân hàng.

    - Quyết định mức độ giám sát đối với các đối tượng giám sát ngân hàng, trừ trường hợp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

    - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

    Trên đây là toàn bộ thông tin về 14 ngân hàng quan trọng được NHNN phê duyệt tại Quyết định 538/QĐ-NHNN, yêu cầu kiểm tra, giám sát chặt chẽ năm 2024. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp thông tin về cơ cấu tổ chức, hoạt động của  Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Người đọc có thể theo dõi để có cho mình những cập nhật mới nhất.

    Nguồn: Báo Nhân Dân điện tử 

     
    1299 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận