06 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công tác xã hội

Chủ đề   RSS   
  • #616155 09/09/2024

    06 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công tác xã hội

    Theo văn bản mới nhất thì trong hoạt động công tác xã hội thì tôn trọng màu da, sắc tộc có phải là nguyên tắc cần thực hiện không? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội có bao nhiêu bước và hành vi cấm trong công tác xã hội là gì?

    1.Nguyên tắc tôn trọng màu da, chủng tộc trong công tác xã hội

    Căn cứ Điều 5 Nghi định 110/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc của công tác xã hội như sau:

    - Tôn trọng và phát huy quyền lựa chọn, quyền quyết định mà không phân biệt giá trị, niềm tin, tư tưởng và cuộc sống của đối tượng và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

    - Thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của đối tượng bằng cách giúp đối tượng tự quyết định và giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sống.

    - Tập trung vào điểm mạnh, tận dụng các nguồn lực sẵn có của đối tượng để thúc đẩy việc trao quyền.

    - Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội, bảo đảm đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp và chất lượng.

    - Thúc đẩy công bằng xã hội, bảo đảm cung cấp nguồn lực một cách công bằng, minh bạch theo nhu cầu của đối tượng.

    - Tôn trọng sự đa dạng, không phân biệt đối xử về khả năng, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế - xã hội, màu da, chủng tộc, vùng miền, quốc tịch, quan điểm chính trị, tín ngưỡng tôn giáo và các đặc điểm sức khỏe của đối tượng.

    - Bảo đảm mọi quyết định đưa ra vì lợi ích tốt nhất của đối tượng.

    Theo đó việc tôn trọng màu da, chủng tộc là một trong các nguyên tắc cần phải đảm bảo khi thực hiên công tác xã hội.

    2. Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội

    Căn cứ Điều 9 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng gồm các bước sau:

    1. Bước 1. Tiếp nhận, thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu trợ giúp của đối tượng.

    - Thu thập các thông tin cơ bản của đối tượng, gia đình và thân nhân đối tượng, thông tin của người giám hộ hoặc người chăm sóc và các thông tin liên quan khác của đối tượng (nếu có).

    - Đánh giá toàn diện nhu cầu trợ giúp của đối tượng (theo thứ tự ưu tiên).

    - Tổ chức sàng lọc và phân loại đối tượng.

    2. Bước 2. Xây dựng kế hoạch trợ giúp đối với đối tượng.

    - Xây dựng kế hoạch trợ giúp phù hợp với đối tượng và nhu cầu của đối tượng.

    - Chủ trì, phối hợp với đối tượng và các tổ chức, cá nhân liên quan để xây dựng cụ thể về mục tiêu, nội dung hoạt động, khung thời gian, nguồn lực để xây dựng kế hoạch thực hiện trợ giúp đối tượng.

    - Lập hồ sơ quản lý từng đối tượng.

    3. Bước 3. Thực hiện kế hoạch trợ giúp đối tượng.

    4. Bước 4. Theo dõi, rà soát, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch trợ giúp.

    5. Bước 5. Kết thúc quá trình trợ giúp và lưu trữ hồ sơ.

    Theo đó quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội sẽ thực hiện theo 05 bước trên

    3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác xã hội

    Căn cứ Điều 10 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác xã hội như sau:

    1. Cung cấp, công bố, tiết lộ, phá hủy thông tin, dữ liệu cá nhân của đối tượng mà không được sự đồng ý của đối tượng hoặc người giám hộ hoặc người đại diện trừ trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.

    2. Từ chối cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

    3. Lợi dụng việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội để trục lợi hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.

    4. Lợi dụng hành nghề công tác xã hội để trục lợi chế độ, chính sách của nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân.

    5. Thu các khoản chi phí, lợi ích ngoài khoản thù lao và chi phí được thoả thuận thống nhất với tổ chức, cá nhân trong hợp đồng cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    6. Lợi dụng hành nghề công tác xã hội, cung cấp dịch vụ công tác xã hội để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    Theo đó 06 hành vi như trên sẽ bị nghiêm cấm trong hoạt động công tác xã hội.

    Nghị định 10/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2024

     
    44 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận