05 trường hợp xem là “lý do chính đáng” khi không thực hiện NVQS

Chủ đề   RSS   
  • #598509 04/02/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    05 trường hợp xem là “lý do chính đáng” khi không thực hiện NVQS

    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 07/2023/TT-BQP ngày 27/01/2023 hướng dẫn Nghị định 120/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu và Nghị định 37/2022/NĐ-CP.
     
    Theo đó, Thông tư hướng dẫn các trường hợp xác định là “lý do chính” được quy định tại Thông tư 07/2023/TT-BQP khi không thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
     
    05-truong-hop-xem-la-ly-do-chinh-dang-khi-khong-thuc-hien-nvqs
     
    (1) Các trường hợp là “lý do chính đáng” khi thực hiện NVQS
     
    “Lý do chính đáng” quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 11, Điều 12 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 37/2022/NĐ-CP:
     
    Bao gồm các trường hợp: Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, vi phạm quy định về nhập ngũ, vi phạm quy định về đào tạo sĩ quan dự bị và vi phạm quy định về tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. 
     
    Khi thuộc các trường hợp sau đây thì được xác định là có lý do chính đáng và sẽ không bị phạt:
     
    * Trường hợp 01: Người thực hiện nghĩa vụ quân sự vi phạm các quy định về:
     
    - Người phải thực hiện việc kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
     
    - Khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị.
     
    - Chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
     
    - Lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị.
     
    - Lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. 
     
    Nhưng bị ốm đau, tai nạn hoặc trên đường đi bị ốm đau, tai nạn phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xem là có lý do chính đáng.
     
    * Trường hợp 02: Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự bị ốm đau, tai nạn nặng đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xem là có lý do chính đáng, gồm:
     
    - Cha đẻ, mẹ đẻ.
     
    - Cha vợ, mẹ vợ hoặc cha chồng, mẹ chồng.
     
    - Cha nuôi, mẹ nuôi.
     
    - Người nuôi dưỡng hợp pháp.
     
    - Vợ hoặc chồng.
     
    - Con đẻ, con nuôi hợp pháp 
     
    * Trường hợp 03: Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự chết nhưng chưa tổ chức tang lễ hoặc tang lễ chưa kết thúc.
     
    * Trường hợp 04: Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
     
    * Trường hợp 05:
     
    - Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
     
    - Khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị.
     
    - Lệnh gọi nhập ngũ.
     
    - Lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị.
     
    - Lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
     
    - Có nhận được lệnh, nhưng trong lệnh không ghi rõ thời gian, địa điểm do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm, hoặc do người khác có hành vi cản trở.
     
    Trường hợp người phải thực hiện việc kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã điều trị hoặc trạm y tế cấp xã nơi cư trú (trường hợp 1).
     
    Trường hợp chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị
    phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (trường hợp 1).
     
    Trường hợp lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền (trường hợp 1).
     
    (2) 03 hành vi vi phạm các quy định về đăng ký NVQS
     
    - Hành vi “Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung”.
     
    Là việc công dân không trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự.
     
    Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 13/2016/NĐ-CP trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
     
    - Hành vi “Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập”.
     
    Là việc công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng liên tục trở lên không trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi hoặc chuyển đến theo quy định tại Điều 7 Nghị định 13/2016/NĐ-CP .
     
    - Hành vi “không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng”.
     
    Là việc công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên không đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, phường, thị trấn đã đăng ký nghĩa vụ quân sự để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định tại Điều 8 Nghị định 13/2016/NĐ-CP.
     
    Xem thêm Thông tư 07/2023/TT-BQP có hiệu lực thi hành ngày 14/3/2023 thay thế Thông tư 95/2014/TT-BQP.
     
    530 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận