05 trường hợp được nhà nước chi trả phí cưỡng chế thi hành án dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #534825 10/12/2019

    Nguyenlin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2019
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 108 lần


    05 trường hợp được nhà nước chi trả phí cưỡng chế thi hành án dân sự

    Xem thêm:

    PHÂN TÍCH ĐIỂM MỚI LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ SỬA ĐỔI 2014

    Xác minh trong thi hành án dân sự. Qua tình huống, đánh giá các quy định của pháp luật ?


    Theo quy định tại Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định “Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án, người được thi hành án, người thứ ba bị cưỡng chế thi hành án nộp hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền bán đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ, thuê, vay, mượn, sửa chữa, trừ trường hợp chi phí cưỡng chế do ngân sách nhà nước bảo đảm”. Vậy các khoản chi phí cưỡng chế do nhà nước đảm bảo đảm bao gồm các khoản nào? Mời các bạn tham khảo bài viết sau:

    Như vậy, trong quá trình thi hành án dân sự không chỉ các bên liên quan trong thi hành án phải chi trả các khoản chi phí cưỡng chế, mà ngân sách nhà nước cũng bảo đảm chi trả trong một số trường hợp nhất định.

    Các trường hợp được nhà nước chi trả được quy định tại Điều 7 Thông tư 200/2016/TT-BTC, như sau:

    Trường hợp 1: Ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây (khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự 2008):

    a) Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá;

    b) Chi phí xác minh điều kiện thi hành án (được sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014);

    c) Chi phí cần thiết khác theo quy định của Chính phủ (được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 43 Nghị định 62/2015/NĐ-CP);

    Trường hợp 2: Chi phí cần thiết khác theo quy định của Chính phủ, bao gồm (khoản 1 Điều 43 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP):

    a) Chi phí họp bàn cưỡng chế do Chấp hành viên tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi tiến hành cưỡng chế;

    b) Các khoản chi phí sau:

    - Chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành án do tài sản kê biên không bán được, trong “Trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Nếu giá trị tài sản đã giảm bằng hoặc thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án vẫn không nhận để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được giao lại cho người phải thi hành án quản lý, sử dụng. Người phải thi hành án không được đưa tài sản này tham gia các giao dịch dân sự cho đến khi họ thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án (Khoản 3 Điều 104 Luật Thi hành án dân sự 2008)

    - Trường hợp Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm, như sau:

    + Người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án (khoản 1 Điều 90 Luật thi hành án dân sự 2008).

    + Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán (khoản 2 Điều 90) “số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án” (khoản 3 Điều 47 luật này).

    - Tài sản bị cưỡng chế không còn hoặc bị mất giá trị sử dụng;

    - Người phải thi hành án phải giao, trả tài sản theo bản án, quyết định mà không có khả năng thanh toán chi phí cưỡng chế;

    - Người phải thi hành án phải thực hiện công việc nhất định bỏ đi khỏi nơi cư trú hoặc chết mà không còn tài sản để thanh toán chi phí cưỡng chế;

    c) Chi phí cho việc Chấp hành viên xác minh, xác định giá trị tài sản trước khi cưỡng chế để áp dụng biện pháp cưỡng chế tương ứng với nghĩa vụ phải thi hành án, chi phí cần thiết để áp dụng theo Điều 90 Luật Thi hành án dân sự;

    d) Các khoản chi cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài liệu của người phải thi hành án mà không thu được tiền của người phải thi hành án để thanh toán chi phí;

    đ) Chi phí cho việc bố trí phiên dịch, biên dịch trong trường hợp đương sự là người nước ngoài, người dân tộc thiểu số của Việt Nam không biết tiếng Việt;

    e) Chi phí khi đang tiến hành tổ chức cưỡng chế nhưng phải đình chỉ theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự;

    a) Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;

    b) Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế;

    d) Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 103 của Luật này;

    đ) Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác;

    (được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014)”

    g) Chi phí cưỡng chế đã thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền hủy việc cưỡng chế.

    Trường hợp 3: Các chi phí định giá lại tài sản khác, như sau:

    - Chi phí định giá, định giá lại tài sản (điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 200/2016/TT-BTC)

    + Chi phí thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản: Giá dịch vụ thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản theo hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá.

    + Chi phí liên quan đến việc định giá trong trường hợp Chấp hành viên thực hiện việc xác định giá tài sản theo quy định chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây (khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự 2008):

    a) Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định là trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản, Chấp hành viên ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản kê biên (khoản 2 Điều 98 luật này);

    b) Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.

    Trong trường hợp có vi phạm quy định về định giá theo quy định Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy định về định giá tài sản kê biên dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản.

    Trường hợp 4: Chi phí khi đang tiến hành tổ chức cưỡng chế nhưng phải ngừng vì các lý do sau đây:

    a) Do sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa (Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP);

    b) Trường hợp thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án, tạm ngừng thi hành án để giải quyết khiếu nại theo quy định về Tạm đình chỉ thi hành án (Điều 49) và Đình chỉ thi hành án ( Điều 50 Luật Thi hành án dân sự 2008).

    Trường hợp 5: Chi phí cưỡng chế do người phải thi hành án có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án

    Về xác định việc chưa có điều kiện thi hành án (căn cứ: điểm a khoản 1 Điều 44a Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014)

    Theo đó, căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;

    Cập nhật bởi Nguyenlin ngày 10/12/2019 11:25:18 SA
     
    3077 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nguyenlin vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận