05 điều cần biết về nghĩa cử cao đẹp - Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác

Chủ đề   RSS   
  • #511250 31/12/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    05 điều cần biết về nghĩa cử cao đẹp - Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác

    Gần đây, cộng đồng đã phải nghẹn ngào, xúc động, khâm phục trước nghĩa cử cao đẹp của một người đàn ông chết não ở Ninh Bình đã hiến tạng của mình giúp cứu sống 05 bệnh nhân đang nguy kịch. Đây thực sự là một việc làm cao cả và cũng chính là nguồn động lực thúc đẩy các hành động nhân văn hơn trong xã hội.

    Theo quy định hiện hành, cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến mô, hiến xác của mình sau khi chết. Mặt khác, cá nhân cũng có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình.

    Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các nguyên tắc, điều kiện và được thực hiện theo quy định của Luật hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006Bộ luật Dân sự  2015.

    1- Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác phải phù hợp với mục đích nào?

    Việc hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác phải vì mục đích chữa bệnh, thử nghiệm, nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác. (Khoản 1, 2 Điều 35 Bộ luật Dân sự năm 2015).

     

    2- Chủ thể có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác

    - Cá nhân khi thực hiện quyền này phải là người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

    - Trường hợp hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo thì nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo theo quy định của pháp luật.

     

    3 - Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống được thực hiện như thế nào?

    Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống được thực hiện như sau:

    - Người có đủ điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình với cơ sở y tế.

    - Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

    - Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.

    - Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế có thẩm quyền có trách nhiệm sau đây:

    + Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;

    + Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;

    + Báo cáo danh sách người đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

    - Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế nhận đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

    Điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống: Chỉ lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống đã đăng ký hiến. Trong trường hợp cấp cứu mà cần phải ghép mô hoặc cần ghép mô cho cha, mẹ, anh, chị, em ruột thì được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến nếu có sự đồng ý của người đó.

     

    4 - Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết được thực hiện như thế nào?

    Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết được quy định như sau:

    - Người có đủ điều kiện về hiến mô, bộ phận cơ thể người có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế.

    - Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

    - Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.

    - Sau khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế có thẩm quyền có trách nhiệm sau đây:

    + Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;

    + Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;

    + Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến;

    + Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

    - Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.

    Điều kiện lấy xác: Việc lấy xác được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    - TH1: Người chết có thẻ đăng ký hiến xác;

    - TH2: Trường hợp người chết không có thẻ đăng ký hiến xác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó;

    - TH3: Người chết không xác định được nơi cư trú cuối cùng và có giấy chứng tử do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó chết cấp.

     

    5 - Người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác nhận được những quyền lợi nào?

    Người đã hiến mô, bộ phận cơ thể của mình nhận được những quyền lợi sau:

    - Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống có các quyền lợi sau đây:

    + Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí;

    + Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

    + Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế;

    + Được tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    - Đối với người hiến bộ phận cơ thể và hiến xác sau khi chết:

     Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân của Bộ trưởng Bộ Y tế.

     
    2518 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận