05 điều cần biết khi sử dụng văn bản hợp nhất

Chủ đề   RSS   
  • #559073 29/09/2020

    ThienAnhHoa

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2020
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 30 lần


    05 điều cần biết khi sử dụng văn bản hợp nhất

    Văn bản hợp nhất - Ảnh minh họa

    Văn bản hợp nhất - Ảnh minh họa

    Để tiện cho người dùng trong việc việc tra cứu điều luật, có thể tìm thấy ngay nội dung mình cần mà không cần phải so sánh nội dung 2 văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản hợp nhất ra đời. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là giá trị của văn bản hợp nhất như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cùng làm rõ vấn đề này.

    1. Văn bản hợp nhất là gì?

    Căn cứ Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật 2012 thì:

    Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung.

    Một văn bản sau khi được thiết lập và ban hành bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền trong quá trình thi hành sẽ có những trường hợp mới phát sinh mà những quy định đã có không còn phù hợp hoặc chưa có điều khoản điều chỉnh vấn đề phát sinh đó do những biến động không ngừng trong đời sống xã hội. Thì cơ quan chức năng có liên quan sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản hiện hành.

    Những điều này không được thêm vào văn bản gốc mà cơ quan có thẩm quyền sẽ lập một văn bản sửa đổi bổ sung khác. Lúc này nếu tra luật thì phải tra cả hai hoặc cả 3 nếu sửa đổi bổ sung nhiều lần. Điều này gây ra bất tiện và khó khăn đối với người tra cứu sử dụng. Từ đó pháp lệnh quy định về việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật được ra đời.

    2. Văn bản hợp nhất có giá trị pháp lý không?

    Theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh hợp nhất văn bản vi phạm pháp luật, văn bản hợp nhất được sử dụng chính thức trong việc áp dụng và thi hành pháp luật. Tuy nhiên, cũng tại Điều luật này quy định việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất.

    Bên cạnh đó, khác với văn bản hiện hành, văn bản hợp nhất không được thừa nhận là văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

    Như vậy, có thể hiểu văn bản hợp nhất là một loại văn bản có giá trị sử dụng và tham khảo trong quá trình áp dụng, thi hành pháp luật, văn bản hợp nhất không làm thay đổi hiệu lực và giá trị pháp lý của các văn bản được hợp nhất.

    Ngoài ra, Văn bản hợp nhất (VBHN) không có ngày hiệu lực?

    Khoản 2 điều 3 Pháp lệnh quy định việc hợp nhất văn bản không được làm thay đổi nội dung và hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Tuy nhiên, không đề cập gì đến ngày hiệu lực của VBHN. Trong khi văn bản pháp luật lại được quy định ngày có hiệu lực rõ ràng, cụ thể để các đối tượng liên quan áp dụng.

    Đây là một điểm dễ thấy để nói rằng VBHN không phải là văn bản quy phạm pháp luật do đó cũng không có giá trị pháp luật.

    3. Cách trích dẫn văn bản hợp nhất?

    Việc hợp nhất văn bản không làm thay đổi thứ tự điều khoản, nội dung cũng như hiệu lực của văn bản được hợp nhất. Đến hiện tại, không có văn bản nào quy định về cách thức, thứ tự, câu từ khi dẫn chiếu văn bản nói chung hay văn bản hợp nhất nói riêng. Việc trích dẫn sẽ tùy thuộc vào kinh nghiệm trình bày nội dung của mỗi người.

    Tuy nhiên, để đảm bảo việc đưa ra các quy định pháp luật phải rõ ràng, cụ thể thì việc trích dẫn văn bản pháp luật cần ngắn gọn và dễ hiểu, để người đọc có thể tìm kiếm quy định đó. Ví dụ như:

    Nói đến VBHN thì người đọc sẽ hiểu được rằng đã có sự sửa đổi, bổ sung văn bản QPPL, nên không cần trích dẫn rõ "được sửa đổi, bổ sung...". Vì vậy, chỉ cần trích dẫn tên VBHN, không cần trích ra tên các văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung trước đó và sửa đổi, bổ sung lần thứ mấy, bởi có những văn bản quy phạm được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, trích dẫn ra thì rất dài dòng

    4. Văn bản hợp nhất có sai sót thì xử lý như thế nào?

    Tại khoản 1 điều 9 Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật 2012 quy định “Trong trường hợp do sai sót về kỹ thuật dẫn đến nội dung của VBHN khác với nội dung của văn bản được hợp nhất thì áp dụng các quy định của văn bản được hợp nhất”.

    Do đó mang đến nhiều rủi ro cho người dùng. Đây cũng chính là lí do nhiều người chọn sử dụng văn bản được hợp nhất hơn là VBHN. Chính vì vậy mà VBHN chưa có nhiều giá trị thực tiễn.

    5. Có nên sử dụng VBHN không?

    Như đã trình bài ở mục (4) Văn bản hợp nhất có thể bị sai sót kỹ thuật nghĩa là nó vẫn có tồn tại nhiều rủi ro pháp lý cho người dùng. Khi mà quá tin tưởng văn bản hợp nhất đến khi có sai sót xảy ra lại phải tự mình gánh chịu rủi ro pháp lý. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi cũng như tránh vướng phải những vấn đề pháp lý, người sử dụng nên ưu tiên áp dụng văn bản được hợp nhất.

     

     
    7269 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ThienAnhHoa vì bài viết hữu ích
    buhhcm (14/11/2023) admin (27/03/2023) hoamattroi9297 (29/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận