04 yêu cầu trong lựa chọn đề xuất hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp

Chủ đề   RSS   
  • #609077 06/03/2024

    04 yêu cầu trong lựa chọn đề xuất hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp

    Các điều kiện để lựa chọn đề xuất hoạt động hợp tác quốc tề về pháp luật và cải cách tư pháp hiện nay được quy định thể nào? Không can thiệp vào nội bộ của nhau có phải là nguyên tắc hợp tác quốc tế về pháp luật?

    1.Các yêu cầu của đề xuất hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 26/2024/NĐ-CP quy định lựa chọn đề xuất hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như sau:

    Cơ quan, tổ chức thực hiện hợp tác chủ động lựa chọn đề xuất hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp đáp ứng các yêu cầu sau:

    1. Sự cần thiết, mục đích hợp tác rõ ràng, lựa chọn nội dung hợp tác về những vấn đề cần tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức thực hiện hợp tác và các nguyên tắc hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.

    2. Đối tác nước ngoài có năng lực, chuyên môn phù hợp về nội dung hợp tác.

    3. Kết quả dự kiến của hoạt động hợp tác phù hợp với các nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp và phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.

    4. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền đề xuất giải pháp đảm bảo các yêu cầu về an ninh trật tự, đối ngoại trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác.

    Theo đó việc lựa chọn đề xuất hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp phải đáp ứng 04 các yêu cầu như trên.

    2. Nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 26/2024/NĐ-CP nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp

    1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

    2. Không ký kết, thực hiện các hoạt động hợp tác phương hại đến lợi ích, an ninh quốc gia.

    3. Chủ động lựa chọn và thúc đẩy những nội dung hợp tác mà Việt Nam có nhu cầu, phù hợp với thực tiễn, điều kiện của Việt Nam, chủ trương, định hướng của Đảng về đối ngoại, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quy định pháp luật có liên quan.

    4. Bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, thúc đẩy hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm hợp tác tốt với Việt Nam, chú trọng tính bền vững của hoạt động hợp tác.

    5. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, thiết thực và đề cao trách nhiệm trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.

    Theo đó, bình đẳng không can thiệp vào nội bộ của nhau là nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.

    3. Chế độ báo cáo tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp

     Căn cứ Điều 9 Nghị định 26/2024/NĐ-CP quy định chế độ báo cáo tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như sau:

    - Hằng năm, cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình đến Bộ Tư pháp trước ngày 25 tháng 12 của năm báo cáo. Nội dung báo cáo theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định 26/2024/NĐ-CP.

    - Các hội, quỹ xã hội, tổ chức khoa học có trách nhiệm báo cáo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước theo quy định pháp luật có liên quan về tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trước ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo. Nội dung báo cáo theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định 26/2024/NĐ-CP.

    - Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trong phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng 01 năm kế tiếp.

    Theo đó việc báo cáo về tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện theo quy đinh trên.

     
    39 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận