04 trường hợp được giảm mức bồi thường thiệt hại

Chủ đề   RSS   
  • #498501 01/08/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    04 trường hợp được giảm mức bồi thường thiệt hại

    Theo quy định tại Bộ luật dân sự (BLDS 2015) để một người được giảm mức thiệt hại mà họ có trách nhiệm bồi thường thì phải thuộc một trong các trường hợp sau:

    Trường hợp thứ nhất: CÁC BÊN THỎA THUẬN

    Pháp luật dân sự luôn tôn trọng và ưu tiên quyền tự do thỏa thuận và thiện chí cảu các bên trong giao dịch, nếu thỏa thuận đó không trái quy định pháp luật. Bởi vậy cho nên nguyên tắc áp dụng đối với việc giảm mức bồi thường thiệt hại trước hết cũng sẽ theo ý chí, các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường.

    Theo đó, Tòa án có thể căn cứ vào sự tự nguyện thỏa thuận của bản thân người bị thiệt hại với người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại để ấn định mức bồi thường thấp hơn số thiệt hại do người đó gây ra.

    Trường hợp thứ hai: HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 449 BLDS 2015:

    “Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.”

    Theo đó, bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản sẽ được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

    Trường hợp thứ ba: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN

     Khoản 2 Điều 577 thì : “Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền do vô ý mà gây hại trong khi thực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc người đó có thể được giảm mức bồi thường.”

    Theo đó, người thực hiện công việc không có ủy quyền cũng có thể được giảm mức bồi thường khi đó là: lỗi vô ý và có hoàn cảnh xem xét đáng được giảm.

    Trường hợp thứ tư: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

    Khoản 2 Điều 585 Bộ luật dân sự quy định:

    “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình”.

    So với BLDS 2005 trước đó thì BLDS 2015 bổ sung điều kiện “không có lỗi” để có thể giảm mức bồi thường . Cụ thể, trước đó về điều kiện để có thể giảm mức bồi thường tại BLDS 2005 chỉ đề cập tới người có “lỗi vô ý” trong khi đó thực tiễn xét xử tại Tòa án theo hướng cho giảm mức bồi thường cả trong trường hợp “không có lỗi” (có nhiều trường hợp một người chịu trách nhiệm bồi thường nhưng không có lỗi). Thực ra, người “có lỗi vô ý” đã được yêu cầu giảm mức bồi thường thì người “không có lỗi” nhưng phải bồi thường cần được quyền yêu cầu giảm mức bồi thường. Hay nói cách khác, người gây thiệt hại không có lỗi thì cần được xem xét trách nhiệm với mức độ nhẹ hơn so với trường hợp người gây thiệt hại với lỗi vô ý. Và chúng ta cần nhìn nhận rằng chỉ người có lỗi cố ý mới không xứng đáng được yêu cầu giảm mức bồi thường. Hướng thay đổi mới tại BLDS 2015 này là hoàn toàn phù hợp và thiết thực.

    Như vậy, khi đáp ứng đủ cả hai điều kiện:

    (1) Gây thiệt hại do lỗi vô ý hoặc không có lỗi và;

    (2)Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài thì người chịu trách nhiệm bồi thường sẽ được giảm mức bồi thường.

     
    15919 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận