04 trường hợp được đánh giá không đảm bảo có đạo đức nghề nghiệp trong quỹ TDNN

Chủ đề   RSS   
  • #613766 06/07/2024

    04 trường hợp được đánh giá không đảm bảo có đạo đức nghề nghiệp trong quỹ TDNN

    Theo quy định mới nhất của NHNN thì hồ sơ đề nghị thay đổi địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân sẽ bao gồm những gì? Trình tự chấp thuận ra sao? Nhân sự dự kiến của quỹ tín dụng nhân dân  như thế nào thì được xem là chưa đủ điều kiện về đạo đức nghề nghiệp.

    1. Hồ sơ đề nghị thay đổi địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân bao

    Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 28/2024/TT-NHNN quy định hồ sơ đề nghị thay đổi địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm:

    - Văn bản đề nghị thay đổi địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân theo mẫu tại Phụ lục số 09 ban hành kèm theo Thông tư này;

    - Văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc chia, tách, thay đổi tên địa giới hành chính đối với địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;

    - Nghị quyết của Đại hội thành viên đối với trường hợp tự nguyện thu hẹp địa bàn hoạt động;

    - Phương án xử lý tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan đến việc thu hẹp địa bàn hoạt động.

    Theo đó để  thay đổi địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cần có đầy đủ các hồ sơ như trên.

    2. Trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận thay đổi địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân

    Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 28/2024/TT-NHNN quy định trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận thay đổi địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân như sau:

    - Đối với trường hợp thay đổi địa bàn hoạt động do chia, tách, thay đổi tên địa giới hành chính đối với địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân, trừ quy định tại điểm b khoản này, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc chia, tách, thay đổi tên địa giới hành chính đối với địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân có hiệu lực thi hành, quỹ tín dụng nhân dân có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính thông báo về việc chia, tách, thay đổi tên địa giới hành chính và đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

    Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;

    - Đối với trường hợp thu hẹp địa bàn hoạt động:

    + Quỹ tín dụng nhân dân lập hồ sơ theo quy định khoản 1 Điều này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân bổ sung hồ sơ;

    + Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận thu hẹp địa bàn hoạt động. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận thu hẹp địa bàn hoạt động, quỹ tín dụng nhân dân không được kết nạp thành viên mới và cho vay mới tại địa bàn thu hẹp;

    + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo của quỹ tín dụng nhân dân về việc đã giải quyết xong tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan đến việc thu hẹp địa bàn hoạt động, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.

    Như vậy, trình tự để chấp thuận thay đổi địa bàn hoạt động sẽ thực hiện theo quy trình như trên.

    3.Những trường hợp được xem là không đảm bảo có đạo đức nghề nghiệp đối với nhân sự dự kiến của Quỹ tín dụng nhân dân

    Tổ chức tín dụng là hợp tác xã, bao gồm: ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân

    Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 28/2024/TT-NHNN về đánh giá có đạo đức nghề nghiệp đối với nhân sự dự kiến của tổ chức tín dụng là hợp tác xã thì người thuộc một trong các trường hợp sau đây được đánh giá là không đảm bảo có đạo đức nghề nghiệp:

    - Người phải chịu trách nhiệm theo kết luận kiểm tra dẫn đến việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;

    - Người có tên tại kết luận thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm dẫn đến việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng mà quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó chưa được chấp hành xong;

    - Người bị xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày ký quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

    - Người phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các vi phạm về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn, phân loại tài sản có, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật nêu tại kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán mà kiến nghị liên quan đến các vi phạm đó chưa được khắc phục, chỉnh sửa.

    Theo đó nếu thuộc một trong 4 trường hợp trên thì nhân sự dự kiến cho quỹ tín dụng nhân dân sẽ bị đánh giá là không đảm bảo có đạo đức nghề nghiệp.

     
    75 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận