04 trường hợp cần xác nhận tình trạng hôn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #526343 26/08/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 488 lần


    04 trường hợp cần xác nhận tình trạng hôn nhân

    >>> Có thể ủy quyền xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không?

    >>> 04 điều cần biết về giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

    Xác nhận tình trạng hôn nhân là khái niệm không còn xa lạ trong cuộc sống hiện nay khi mà giấy tờ này có giá trị sử dụng vào rất nhiều việc khác nhau. Về cơ bản, có thể hiểu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là loại giấy tờ cá nhân cam kết về tình trạng hôn nhân của mình: độc thân, đã ly hôn, đã kết hôn... khi muốn thực hiện một giao dịch hoặc một thủ tục nào đó.

    Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: Trường hợp nào cần xác nhận tình trạng hôn nhân?

    - Trường hợp 1: Xác nhận độc thân để đăng ký kết hôn (Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP)

    - Trường hợp 2: Xác nhận tình trạng hôn nhân khi chuyển nhượng và sang tên nhà đất

    Theo quy định trước ngày 01/7/2014, khi đăng ký nhà đất thì dù trong thời kỳ hôn nhân cũng chỉ cần đứng tên một người nhưng mặc nhiên được coi đó là tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2014 (ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực), quy định này đã được thay đổi, theo đó khi vợ, chồng mua bán nhà đất và tiến hành đăng ký sang tên mà đây là tài sản chung thì buộc phải ghi tên cả hai vợ chồng trên sổ đỏ. Nội dung trên được ghi nhận cụ thể tại khoản 4 Điều 89 Luật Đất Đai 2013:

    Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.

    Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.

    Còn trường hợp nếu muốn được ghi tên một người, bạn phải chứng minh đó là tài sản riêng. Nếu bạn chưa có hoặc đang không có vợ /chồng, thì bạn sẽ phải chứng minh mình độc thân vào thời điểm mua nhà đất, đó chính là việc bạn phải đi xác nhận tình trạng hôn nhân thì mới được đứng tên trên sổ đỏ một cách hợp pháp. Hoặc trường hợp bạn cần làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân với ý nghĩa giấy tờ chứng minh đất mà mua trước thời kỳ hôn nhân (trước khi kết hôn) cho thấy đây tài sản riêng của bạn và bạn là người có toàn quyền định đoạt.

    - Trường hợp 3: Xác nhận tình trạng hôn nhân khi nhận nuôi con nuôi (khoản 4 Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010)

    - Trường hợp 4: Xác nhận tình trạng hôn nhân để hoàn thiện hồ sơ xin visa du học, du lịch,...

     

     
    6337 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    TRUTH (28/08/2019) ThanhLongLS (26/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận