04 quy định pháp luật cần biết liên quan đến “ngày đèn đỏ” của phụ nữ

Chủ đề   RSS   
  • #551186 03/07/2020

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    04 quy định pháp luật cần biết liên quan đến “ngày đèn đỏ” của phụ nữ

    chính sách dành cho lao động nữ trong ngày hành kinh

    Ảnh minh họa: Chính sách dành cho lao động nữ trong ngày hành kinh

    Pháp luật Việt Nam luôn có những chính sách đặc biệt dành riêng cho lao động nữ bởi những đặc điểm khác biệt khác với nam giới nhằm hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ. Dưới đây là một số quy định ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các chị, em trong “ngày đèn đỏ” mà ai cũng nên biết.

    Thứ nhất: Thời gian hành kinh được nghỉ trong thời gian hành kinh

    Theo quy định của Bộ luật lao động 2012:

    Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

    Nội dung này được hướng dẫn tại Nghị định 85/2015/NĐ-CP:

    Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:

    a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;

    b) Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

    c) Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

    Thứ hai: Trường hợp vi phạm về việc KHÔNG cho lao động nữ nghỉ trong thời gian hành kinh sẽ bị phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

    Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

    b) Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh.

    Thứ 3: Được hưởng chế độ tai nạn lao động trong khi “làm vệ sinh kinh nguyệt”

    Cụ thể theo quy định tại  Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015) trường hợp bị tai nạn khi làm vệ sinh kinh nguyệt tại nơi làm việc mà suy giảm khả năng lao động từ 5% thì được hưởng chế độ tai nạn lao động.

    Thứ 4: Lao động nữ thuộc các trường hợp sau thì sẽ không được gọi nhập ngũ:

    - Bị kinh nguyệt nhiều, hay xuất hiện và không đều;

    - Vô kinh, thiểu kinh, hiếm kinh

    Căn cứ: Tiết 181 Khoản 12 Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

    Xem thêm: 11 đặc quyền pháp luật dành riêng cho lao động nữ

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 03/07/2020 08:58:20 SA
     
    2545 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #553072   28/07/2020

    Vào những ngày “đèn đỏ”, phụ nữ thường bị ảnh hưởng về tâm lý và sức khỏe, dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi và dễ nhiễm bệnh. Đồng thời phụ nữ sẽ chịu những cơn đau bụng, đau lưng, đau đầu dữ dội do thay đổi nội tiết tố. Vậy nên cần có những quy định pháp luật về vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #556748   31/08/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Đây là quy định nhằm bảo vệ sức khỏe của lao động nữ. Tuy nhiên, quy định là vậy nhưng trên thực tế rất ít người lao động được sử dụng quyền lợi nêu trên. Về người lao động mặc dù biết quyền lợi nhưng không mấy người tự chủ động yêu cầu đảm bảo sức khỏe cũng như quyền lợi của mình.

     
    Báo quản trị |