04 hình thức văn bản nên biết trong hoạt động của cơ quan, tổ chức

Chủ đề   RSS   
  • #525924 20/08/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    04 hình thức văn bản nên biết trong hoạt động của cơ quan, tổ chức

    26 loại văn bản quy phạm pháp luật là Dân luật phải biết

    Hình thức văn bản là Giấy tờ chứa đựng sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ pháp lý, các thông tin có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức bao gồm:

    HÌNH THỨC

     

    GỒM:

     Văn bản quy phạm pháp luật

    Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật này.

    Xem chi tiết

    Văn bản hành chính

    - Nghị quyết (cá biệt),

    - Quyết định (cá biệt),

    - Chỉ thị,

    - Quy chế,

    - Quy định,

    - Thông cáo,

    - Thông báo,

    - Hướng dẫn,

    - Chương trình,

    - Kế hoạch,

    - Phương án,

    - Đề án,

    - Dự án,

    - Báo cáo,

    - Biên bản,

    - Tờ trình,

    - Hợp đồng,

    - Công văn,

    - Công điện,

    - Bản ghi nhớ bản cam kết,

    - Bản thoả thuận,

    - Giấy chứng nhận,

    - Giấy uỷ quyền,

    - Giấy mời,

    - Giấy giới thiệu,

    - Giấy nghỉ phép,

    - Giấy đi đường,

    - Giấy biên nhận hồ sơ,

    - Phiếu gửi,

    - Phiếu chuyển,

    - Thư công

    Văn bản chuyên ngành

    Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

    Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

    Các hình thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định.

    Việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật

    Việc soạn thảo văn bản khác được quy định như sau:

    a) Căn cứ tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo.

    b) Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

    Xác định hình thức, nội dung và độ mật, độ khẩn của văn bản cần soạn thảo;

    Thu thập, xử lý thông tin có liên quan;

    Soạn thảo văn bản;

    Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với người đứng đầu cơ quan, tổ chức việc tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân có liên quan; nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo;

    Trình duyệt bản thảo văn bản kèm theo tài liệu có liên quan.

    Thu thập, xử lý thông tin có liên quan;

    Soạn thảo văn bản;

    Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với người đứng đầu cơ quan, tổ chức việc tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân có liên quan; nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo;

    Trình duyệt bản thảo văn bản kèm theo tài liệu có liên quan.


    Căn cứ:

    >>> Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư

    >>> Nghị định 09/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư

     

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 20/08/2019 02:42:27 CH
     
    11876 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    nguyenthuongdl (23/08/2019) ThanhLongLS (20/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận