04 điều chưa chắc bạn đã biết khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #541062 13/03/2020

    pigreen
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/02/2020
    Tổng số bài viết (145)
    Số điểm: 2679
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 229 lần


    04 điều chưa chắc bạn đã biết khi ly hôn

    Bài viết này không phải để hướng dẫn thủ tục ly hôn hay giải đáp những thắc mắc về ly hôn; mà sẽ nêu 04 điều có lẽ sẽ khác với suy nghĩ ban đầu của mọi người khi có ý định ly hôn.

    1. Muốn ly hôn nhanh, hãy chọn đơn phương ly hôn

    Bạn đang thắc mắc tại sao muốn ly hôn nhanh lại chọn đơn phương ly hôn mà không phải thuận tình ly hôn?

    Nhưng nếu bạn rơi vào trường hợp: cả hai vợ chồng đều đồng thuận việc chấm dứt hôn nhân và không có bất kỳ tranh chấp gì về tài sản hoặc con cái thì lời khuyên dành cho bạn là hãy chọn thủ tục đơn phương ly hôn nếu muốn giải quyết nhanh chóng.

    Lý do tại sao thì xem hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY nhé!

    2. Khi ly hôn, chưa chắc con sẽ “theo” mẹ

    Căn cứ vào Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014, người mẹ có thể sẽ không được chăm sóc, nuôi dưỡng con chung nếu rơi vào một trong các trường hợp sau đây:

    - Con đủ 07 tuổi có nguyện vọng được ở với bố (đây được xem là một trong những căn cứ khi Tòa án xét xử);

    - Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

    - Vợ chồng có thỏa thuận khác về việc chọn người trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Vợ có thể phải chu cấp cho chồng

    Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”

    Như vậy, sau khi ly hôn, nếu chồng khó khăn, túng thiếu về kinh tế mà có lý do chính đáng thì có thể yêu cầu người vợ cấp dưỡng trong khả năng của người vợ. Do đó, đừng mặc định khi ly hôn thì chồng phải cấp dưỡng cho vợ nhé!

    4. Sau khi ly hôn, muốn “tái hợp” phải đăng ký kết hôn lại.

    Một vài trường hợp cho rằng: vợ chồng đã ly hôn mà muốn “tái hợp” thì không cần đăng ký kết hôn lại do hai bên đã từng là vợ chồng nên chỉ cần quay trở lại sống chung với nhau.

    Tuy nhiên, việc “tái hợp” sẽ không được pháp luật công nhận nếu hai bên không tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn lại; vì khoản 2 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã quy định: “Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”

    Cập nhật bởi pigreen ngày 13/03/2020 01:42:06 CH
     
    8447 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn pigreen vì bài viết hữu ích
    admin (16/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #541146   14/03/2020

    4 điều này đúng là có rất nhiều người hiểu nhầm, nhất là điều thứ 3, đa số mọi người đều nghi khi ly dị thì con sẽ theo mẹ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuphapbinhchanh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/03/2020)
  • #541200   15/03/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ

    Con và tài sản là 2 vấn đề quan trọng nhất trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014, mà mỗi sinh viên luật đều phải nắm chắc về những quy định này. Vấn đề số 2 là vấn đề mọi người hay nhầm lẫn nhât, vì cứ nghĩ rằng sau khi ly hôn con sẽ theo mẹ. Còn vấn đề số 3 là vấn đề mà mình tin rằng có nhiều người lần đầu biết đến.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #541204   15/03/2020

    bichngoc020318
    bichngoc020318

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2020
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    Bài viết này thực sự rất thú vị, trong tất cả 4 trường hợp mà bạn nêu, mình thấy điều thứ 2 và thứ 3 là điều mà nhiều người dễ lầm tưởng, đặc biệt là những người phụ nữ.

    Có một vài trường hợp thậm chí có nhiều người đinh ninh mặc định rằng khi ly hôn thì con nhất định sẽ được xử theo mẹ và người phải chu cấp tiền bạc luôn luôn là người chồng

     
    Báo quản trị |  
  • #541304   16/03/2020

    xuanlong_halong
    xuanlong_halong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    Tư vấn đúng luật

    Chào bạn. Mình có quan điểm đã tư vấn luật thì đúng luật mà nói. Theo luật bạn đã khẳng đinh thuận tình nhanh hơn đơn phương thì không nên kết luận ngược lại. Căn cứ bạn đưa ra là thực tế, nhưng cái thực tế bạn gặp không có nghĩa người khác cũng gặp. Giật tít như vậy mình thấy hơi quá.

    LUẬT SƯ PHẠM XUÂN LONG

    Công ty Luật Ip & Partners.

    WEBSITE: WWW.LUATSUTRE.COM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanlong_halong vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/03/2020)
  • #549964   26/06/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Theo quan điểm của mình thì lại ngược lại, việc đơn phương ly hôn thường xảy ra tranh chấp giữa các bên và tranh chấp này có thể kéo dài đến rất lâu. Nếu các bên thuận tình ly hôn và tự thỏa thuận được về việc phân chia tài sản và việc nuôi con thì ly hôn có thể thực hiện rất mau chóng.

     
    Báo quản trị |  
  • #562738   16/11/2020

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Mình bổ sung thêm nội dung ở mục 4. đăng ký kết hôn lại nha

    Bạn ghi đăng ký kết hôn lại dễ gây hiểu nhầm lắm, mình nghĩ chỉ nên ghi là đăng ký kết hôn thôi. Đăng ký kết hôn lại sẽ bị hiểu nhầm với đăng ký lại kết hôn, 2 hình thức này về thủ  tục và bản chất là hoàn toàn khác nhau.

    Về đăng ký lại kết hôn Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/ NĐ-CP quy định điều kiện đăng ký lại kết hôn:

    “Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại” 

     
     
    Báo quản trị |