03 môn bắt buộc học tập trung 100% khi học lái xe hạng B2, C, D, E, F

Chủ đề   RSS   
  • #613208 24/06/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 10

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (867)
    Số điểm: 13788
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 287 lần


    03 môn bắt buộc học tập trung 100% khi học lái xe hạng B2, C, D, E, F

    Từ 01/6/2024, đối với các hạng bằng lái xe B2, C, D, E, F, học viên được phép học từ xa các môn lý thuyết, tuy nhiên có 03 môn bắt buộc phải tham gia học tập trung 100%

    (1) 03 môn bắt buộc học tập trung 100% khi học lái xe hạng B2, C, D, E, F

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, đối với nội dung học lý thuyết của các hạng B2, C, D, E và các hạng F, học viên có thể lựa chọn học theo một trong các hình thức sau:

    - Tập trung tại cơ sở đào tạo

    - Tập trung tại cơ sở đào tạo kết hợp với đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn

    - Đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn

    Tuy nhiên, có 03 môn học bắt buộc học tập trung 100% đó là:

    - Cấu tạo và sửa chữa thông thường

    - Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

    - Kỹ thuật lái xe

    Đối với các môn lý thuyết khác như: Pháp luật giao thông đường bộ, Nghiệp vụ vận tải, Đạo đức người lái xe, Văn hóa giao thông thì học viên có thể học từ xa, tự học có hướng dẫn; học tập trung tại cơ sở đào tạo kết hợp với đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.

    Về phần nội dung thi thực hành lái xe, học viên sẽ học dưới hình thức học tập trung.

    Sau khi học xong các nội dung lý thuyết và nội dung học thực hành, các học viên sẽ được cơ sở đào tạo tổ chức kiểm tra để được xét cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, chứng chỉ đào tạo.

    Lưu ý, tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 12/2021/TT-BGTVTđược bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định, trường hợp quá thời hạn 01 năm kể từ ngày cơ sở đào tạo tổ chức kiểm tra hoặc xét cấp chứng chỉ kết thúc khóa học mà học viên không đủ điều kiện cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới.

    Việc học tập trung 100% cho 3 môn học lý thuyết bắt buộc đối với các hạng bằng lái xe B2, C, D, E, F là quy định hợp lý và cần thiết, giúp đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng lái xe cho học viên, góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh.

    (2) Hồ sơ của người học lái xe

    Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo.

    Hồ sơ bao gồm:

    - Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT

    - Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài

    - Giấy khám sức khoẻ của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định

    >>> Tải đơn đề nghị học, sát hạch theo mẫu tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/24/Phuluc7.docx

    Học viên khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

    (3) Điều kiện đối với người học lái xe

    Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT, người học lái xe phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

    - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

    Bên cạnh đó, người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

    - Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

    - Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;

    - Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

    - Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

    Cần lưu ý, người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên.

     
    868 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận