03 điều quan trọng cần biết khi đóng dấu

Chủ đề   RSS   
  • #558019 18/09/2020

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    03 điều quan trọng cần biết khi đóng dấu

    Những điều cần biết về đóng dấu

    Những điều cần biết về đóng dấu - Ảnh minh họa

    1. Đóng dấu như thế nào là đúng luật

    Được quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP, việc đóng dấu phải tuân thủ nguyên tắc sau:

    - Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

    - Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

    - Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.

    - Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

    - Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

    Xem chi tiết: TẠI ĐÂY

    2. Văn bản nào phải đóng dấu treo, dấu giáp lai?

    Trường hợp sử dụng DẤU TREO:

    Đó là các loại văn bản hành chính, văn bản lưu nội bộ cơ quan, tổ chức, hợp đồng giao kết giữa các bên và phụ lục của các loại văn bản, hợp đồng này hoặc các loại hóa đơn, giấy tờ, chứng từ kế toán.

    Trường hợp sử dụng DẤU GIÁP LAI:

    Đó là tại các văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ, chứng từ kế toán nêu trên có từ 2 trang trở lên đối với văn bản in 01 mặt và từ 03 trang trở lên đối với văn bản in 02 mặt, việc đóng dấu giáp lai để trên tất cả các trang của văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ, chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tính chân thực của từng trang và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo.

    3. Hướng dẫn phân biệt và cách đóng dấu treo, dấu giáp lai, dấu nổi đúng chuẩn theo Nghị định 30/2020

    Đối với dấu treo:

    Đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục đính kèm văn bản, hợp đồng (bản chính). Thông thường, tên cơ quan tổ chức thường được viết bên phía trái, trên đầu của văn bản, phụ lục nên khi đóng dấu treo, người có thẩm quyền sẽ đóng dấu lên phía trái.

    Đóng dấu treo để khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính cũng như xác nhận nội dung để tránh việc giả mạo giấy tờ cũng như thay đổi giấy tờ.

    Dấu giáp lai:

    Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

    Việc đóng dấu giáp lai trên tất cả các tờ của văn bản nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản.

    Dấu nổi:

    Là con dấu trên bề mặt có nội dung thông tin giống như dấu ướt, khi sử dụng đóng lên văn bản, giấy tờ sẽ in nổi nội dung thông tin trên bề mặt con dấu. (Nghị định 99/2016/NĐ-CP)

    Xem chi tiết: TẠI ĐÂY

     
    3397 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    BachHoLS (22/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận