03 điều kiện phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành GTVT đường thủy nội địa

Chủ đề   RSS   
  • #607245 01/12/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1696 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    03 điều kiện phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành GTVT đường thủy nội địa

    Ngày 28/11/2023, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 33/2023/TT-BGTVT quy định về phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

    Theo đó, Thông tư 33/2023/TT-BGTVT áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến phân cấp thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu thuộc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

    (1) Điều kiện phân cấp

    Bộ Giao thông vận tải phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu khi đáp ứng các điều kiện sau:

    - Có tổ chức, bộ máy cảng vụ đường thủy nội địa theo quy định tại Thông tư 18/2021/TT-BGTVT ngày 14/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa.

    - Đảm bảo số lượng công chức, viên chức, người lao động có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm và biên chế được phê duyệt theo quy định.

    - Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và điều kiện cần thiết khác để tổ chức thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu được phân cấp theo quy định.

    (2) Nội dung và phạm vi phân cấp

    - Nội dung phân cấp: thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định tại Thông tư 18/2021/TT-BGTVT ngày 14/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa.

    - Phạm vi phân cấp: cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có vùng đất, vùng nước vừa trên đường thủy nội địa quốc gia và trên đường thủy nội địa địa phương trừ các tuyến đường thủy nội địa giáp ranh giữa 02 tỉnh, thành phố trở lên, đường thủy nội địa quốc gia qua biên giới hoặc trên biên giới; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa quốc gia.

    (3) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 33/2023/TT-BGTVT quy định của Ủy ban nhân dân cấp tinh

    - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp theo quy định tại Điều 5 Thông tư 33/2023/TT-BGTVT .

    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ Giao thông vận tải trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.

    - Tiếp nhận công chức, viên chức, người lao động đang thực hiện các nhiệm vụ tại các cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu và các cơ sở vật chất khác trong phạm vi được phân cấp.

    - Báo cáo kết quả thực hiện các các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp theo quy định tại Thông tư 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 35/2020/TT- BGTVT ngày 23/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường thủy nội địa).

    Xem chi tiết tại Thông tư 33/2023/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 15/01/2024.

     
    130 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận