03 chính sách mới thuộc lĩnh vực Văn hoá - Xã hội sẽ có hiệu lực trong tháng 6/2024

Chủ đề   RSS   
  • #612006 27/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (929)
    Số điểm: 15784
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 309 lần
    SMod

    03 chính sách mới thuộc lĩnh vực Văn hoá - Xã hội sẽ có hiệu lực trong tháng 6/2024

    Tháng 6 tới đây sẽ có nhiều chính sách mới về Văn hoá - Xã hội có hiệu lực. Trong đó nổi bật là các Nghị định 43/2024/NĐ-CP, Nghị định 39/2024/NĐ-CP, Nghị quyết 17/2024/NQ-HĐND

    1) Chính sách mới về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

    Thông qua Nghị định 43/2024/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ. Trong đó, có có các quy định về:

    - Thời gian xét tặng và công bô danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ là 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Điều 4 Nghị định 43/2024/NĐ-CP)

    - Quyền và nghĩa vụ của “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” theo Điều 5 Nghị định 43/2024/NĐ-CP:

    Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    + Được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước và tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” theo quy định của pháp luật.

    + Tích cực truyền, dạy nghề, gìn giữ nghề, hiện vật khen thưởng; không ngừng hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo nghề.

    + Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ do các tỉnh, thành phố, bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương phát động.

    + Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    - Về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được quy định chi tiết tại Chương II Nghị định 43/2024/NĐ-CP

    - Về Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được quy định chi tiết tại Chương III Nghị định 43/2024/NĐ-CP với nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng, cụ thể thành phần Hội đồng cấp tỉnh, Hội đồng chuyên ngành cấp bộ, Hội đồng cấp Nhà nước.

    - Về hồ sơ, quy trình và thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu được quy định tại Chương IV Nghị định 43/2024/NĐ-CP với cụ thể thành phần hồ sơ và thủ tục, quy trình xét tại Hội đồng các cấp.

    Nghị định 43/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hoạt động xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ chính thức có hiệu lực từ ngày 06/6/2024.

    2) Chính sách mới về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

    Theo Nghị định 39/2024/NĐ-CP, đây là một chính sách mới quy định về biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

    Theo Điều 4  Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau:

    - Nguyên tắc trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể:

    + Cộng đồng chủ thể phải đảm bảo duy trì tính liên tục trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể đúng với giá trị, bản chất và chức năng của di sản; giảm nguy cơ mai một, thất truyền;

    + Bảo đảm gìn giữ giá trị của di sản với các hình thức thể hiện, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật và không gian thực hành liên quan; không đưa những yếu tố không phù hợp vào di sản;

    + Bảo đảm bao quát quy trình thực hành, nội dung, hoạt động, các yếu tố cấu thành của di sản với sự tham gia của cộng đồng chủ thể vào thực hành di sản;

    + Không phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản;

    + Không lợi dụng thực hành di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật;

    + Bảo đảm tôn trọng và bảo vệ giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, tính thiêng của nghi lễ và không gian thực hành của di sản văn hóa phi vật thể.

    - Nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

    + Bảo đảm quyền và nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng chủ thể;

    + Bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường;

    + Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau;

    + Bảo đảm tôn trọng quyền của các cộng đồng chủ thể trong việc quyết định những yếu tố cần được bảo vệ và phát huy của di sản văn hóa phi vật thể và hình thức, mức độ cần được bảo vệ, phát huy;

    + Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội;

    + Ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

    Ngoài ra, Nghị định 39/2024/NĐ-CP còn quy định về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trong các danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia tại Chương II Nghị định 39/2024/NĐ-CP và quy định về trách nhiệm quản lý nội dung này tại Chương III Nghị định 39/2024/NĐ-CP.

    Nghị định 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam theo quy định của Luật Di sản văn hóa trong các Danh sách của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2024.

    3) Mức hỗ trợ cho người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

    Thực hiện Thông tư 82/2022/TT-BTC quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, HĐND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết 17/2024/NQ-HĐND. Đây là chính sách mới quy định mức hỗ trợ cho người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

    Theo đó, Nghị quyết 17/2024/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ, nguồn kinh phí thực hiện từ ngày 01/6/2024 với đối tượng trên như sau:

    - Mức hỗ trợ:

    Người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn được hưởng hỗ trợ như sau

    + Trực tiếp giúp đỡ 01 người được hưởng hỗ trợ 500.000 đồng/tháng.

    + Trực tiếp giúp đỡ 02 người được hưởng hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng.

    + Trực tiếp giúp đỡ 03 người được hưởng hỗ trợ 1.500.000 đồng/tháng.

    - Nguồn kinh phí:

    Kinh phí chi trả được đảm bảo từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành.

    Nghị quyết 17/2024/NQ-HĐND được áp dụng với người được phân công trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định 120/2021/NĐ-CP và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2024.

     
    319 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (01/06/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận