02 Lưu ý về Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Chủ đề   RSS   
  • #540744 08/03/2020

    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    02 Lưu ý về Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

    Việc chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp mà một trong những quyền của thành viên và cổ đông trong doanh nghiệp, hợp đông thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần cần chú ý đến 02 vấn đề sau:

    1.Hình thức hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

    Theo Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”. Hợp đồng cũng là một giao dịch dân sự, nên cũng có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc một hành vi cụ thể. Bên cạnh đó, theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 các trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực áp dụng với những giao dịch liên quan tới bất động sản; hoặc các giao dịch liên quan tới động sản

    Hiện nay Luật Doanh nghiệp hiện hành không quy định hình thức Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 51 Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp thì đối với trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập hoặc cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong CTCP chưa niêm yết thì hồ sơ kèm theo phải có Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Như vậy, pháp luật về doanh nghiệp đã quy định một cách gián tiếp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trong CTCP phải được thực hiện bằng văn bản (mà không có quy định phải công chứng, chứng thực). Các bên tự nguyên giao kết và tự chịu trách nhiệm với nội dung của hợp đồng.

    2.Nội dung hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

    Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần được lập dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tự do giao kết hợp đồng, các bên được quyền tự thỏa thuận xây dựng các điều khoản trong hợp đồng ghi nhận quyền, nghĩa vụ của các bên dựa trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng, phù hợp với các văn bản pháp luật chuyên ngành, Điều lệ Công ty và mục tiêu mà các bên hướng tới. Vì vậy, sẽ không có một mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cụ thể nào áp dụng chung cho tất cả các vụ việc chuyển nhượng cổ phần. Để hạn chế rủi ro, giảm thiểu tranh chấp cho các bên thì hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cần có những nội dung cơ bản sau:

    Thứ nhất: Đối tượng của Hợp đồng;

    Thứ hai: Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;

    Thứ ba: Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên;

    Thứ tư: Thỏa thuận về kế thừa, chuyển giao quyền và nghĩa vụ.

    Đó là 02 lưu mà bất kỳ cổ đông nào khi thực hiện hoạt động chuyển nhượng cổ phần bằng hình thức hợp đồng cần lưu ý. 

    Cập nhật bởi nhatgiabao ngày 08/03/2020 03:46:15 CH
     
    3133 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LEGAL-A25 vì bài viết hữu ích
    thanghi.info (08/03/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #540999   12/03/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 3407
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Những công việc pháp lý có thể phát sinh sau khi chuyển nhượng cổ phần

    - Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc hai thành viên trở lên khi số lượng cổ đông còn lại của công ty sau khi chuyển nhượng dưới 03 cổ đông.

    - Trong trường hợp, cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần hoặc nhận chuyển nhượng, thì sau khi hoàn tất chuyển nhượng phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin cổ đông sáng lập.

    - Nếu người chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng là nhà đầu tư nước ngoài thì phải thay đổi thông tin là nhà đầu tư nước ngoài.

    - Nếu cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chuyển đổi cổ phẩn cho nhà đẩu tư nước ngoài khác thì phải thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

    - Khi có sự thay đổi về cổ đông thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm cập nhật nội dung trong sổ đăng ký cổ đông.

     
    Báo quản trị |  
  • #542105   28/03/2020

    nếu công ty chỉ có 3 người thì lập công ty tnhh hay công ty cổ phần sẽ phù hợp hơn ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #542606   31/03/2020

     

    huyenhlu15@gmail.com viết:

    nếu công ty chỉ có 3 người thì lập công ty tnhh hay công ty cổ phần sẽ phù hợp hơn ạ

    Bạn có thể tham khảo các ưu, nhược điểm của công ty cổ phần và công ty TNHH để có thể cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.

    CÔNG TY CỔ PHẨN

    Ưu điểm:

    - Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;

    - Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề (thực tế hiện nay thì ưu điểm này không phải là tuyệt đối vì các loại hình công ty đều có quyền kinh doanh ngành nghề, lĩnh vực gần như nhau, thậm chí công ty TNHH còn có nhiều lợi thế hơn trong việc kinh doanh các ngành nghề có tính chất đối nhân - không đối vốn như dịch vụ kế toán, tư vấn Luật ...).

    - Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;

    - Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;

    - Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần (đối với công ty Đại chúng, công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán thì chỉ có công ty cổ phần mới có quyền này).

    Nhược điểm:

    - Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như:

    - Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;

    - Việc thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

    CÔNG TY TNHH

    Ưu điểm:

    - Số lượng thành viên không quá ít cũng không quá nhiều (từ 02 - 50 thành viên) và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty dễ dàng hơn, không quá phức tạp như công ty cổ phần;

    - Có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp đã góp nên ít gây rủi ro;

    - Điều kiện chuyển nhượng vốn chặt chẽ nên các chủ sở hữu dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

    Nhược điểm:

    - Việc huy động vốn bị hạn chế do không được phát hành cổ phiếu, do đó bị hạn chế về quy mô và khả năng mở rộng các lĩnh vực ngành nghề.

    - Bị giới hạn đến 50 thành viên nên có thể sẽ bị bỏ lỡ một số cơ hội từ các nhà đầu tư khác;

    - Thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác nên uy tín với đối tác sẽ bị ảnh hưởng.

     
    Báo quản trị |  
  • #542107   28/03/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14964)
    Số điểm: 100000
    Cảm ơn: 3504
    Được cảm ơn 5366 lần
    SMod

    nếu công ty chỉ có 3 người thì lập công ty tnhh hay công ty cổ phần sẽ phù hợp hơn => tùy thuộc vào việc 3 người này muốn kiểm soát công ty thế nào.

    Nếu họ chỉ muốn làm ăn với nhau, không muốn có thêm người khác thì cty TNHH là lựa chọn đúng.

    Nếu họ muốn có thêm vốn từ bên ngoài một cách dễ dàng thì thành lập công ty cổ phần.

     
    Báo quản trị |  
  • #542134   28/03/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Nếu công  ty chỉ có 3 người, thì tùy vào ngành, nghề kinh doanh và hướng đầu tư của 3 thành viên sáng lập mà lựa chọn cho phù hợp. Ưu điểm của công ty cổ phần là dễ dàng huy động vốn của các nhà đầu tư khác hơn/.

     
    Báo quản trị |