Tiêu chuẩn về an toàn khi vận hành xe chạy bằng điện

Chủ đề   RSS   
  • #612716 13/06/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 10

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (912)
    Số điểm: 14595
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 308 lần


    Tiêu chuẩn về an toàn khi vận hành xe chạy bằng điện

    Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xe chạy bằng điện đang dần trở thành phương tiện giao thông phổ biến, bên cạnh đó, việc đảm bảo an toàn khi vận hành loại xe này cũng là một vấn đề rất được quan tâm

    (1) Tiêu chuẩn về an toàn vận hành xe chạy điện

    Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cộng đồng, các tiêu chuẩn về an toàn khi vận hành xe chạy bằng điện đã được ban hành, nhằm hướng dẫn chi tiết về các yêu cầu kỹ thuật, quy trình vận hành, bảo dưỡng và xử lý sự cố.

    Việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn này đóng vai trò then chốt trong việc phòng ngừa tai nạn và đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

    Do đó, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12504-2:2020 ra đời nhằm quy định các đặc tính kỹ thuật an toàn vận hành cụ thể đối với các loại xe chạy bằng điện, để bảo vệ người ở bên trong và bên ngoài xe, tuy nhiên Tiêu chuẩn này không xem xét các khía cạnh cụ thể các tính năng tự lái của xe.

    Ngoài ra, các yêu cầu được nêu trong tiêu chuẩn này phải được đáp ứng trong phạm vi điều kiện môi trường và làm việc mà xe chạy bằng điện được thiết kế để hoạt động, theo quy định của nhà sản xuất xe. (theo Điều 4 TCVN 12504-2:2020).

    (2) Khi vận hành xe điện phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn ra sao?

    TCVN 12504-2:2020 đã cụ thể việc đảm bảo an toàn khi vận hành xe chạy điện bằng việc quy định cách mà máy móc của xe chạy điện vận hành khi ở chế độ được phép lái, trong lúc lái xe, đỗ xe và việc đấu nối xe với nguồn cấp điện bên ngoài cùng với việc tương thích điện từ của xe.

    Về chế độ được phép lái, khoản 5.2 TCVN 12504-2:2020 quy định như sau:

    - Việc di chuyển xe bằng hệ thống đẩy của nó chỉ có thể thực hiện được khi ở chế độ được phép lái xe.

    - Khi chuyển hệ thống đẩy từ trạng thái tắt sang chế độ được phép lái xe, cần phải có ít nhất hai hành động có cân nhắc và riêng biệt.

    - Để tái kích hoạt hệ thống đẩy sau khi tắt tự động hoặc bằng tay, phải thực hiện các yêu cầu để kích hoạt chế độ được phép lái xe.

    - Xe phải báo cho người lái biết rằng hệ thống động cơ đang ở chế độ được phép lái xe.

    - Chức năng chuyển mạch chính và tác động của nó là cần thiết để kích hoạt và hủy kích hoạt hệ thống đẩy.

    - Nếu các FCV (xe pin nhiên liệu) bị hủy kích hoạt bởi chức năng chuyển mạch chính, hệ thống pin nhiên liệu có thể vẫn còn hoạt động để duy trì một số chức năng nhất định theo yêu cầu của hệ thống.

    - Nếu xe không ở trong chế độ được phép lái, các nguồn năng lượng của hệ thống đẩy (ví dụ: hệ thống pin nhiên liệu, RESS) có thể vẫn hoạt động.

    Khoản 5.3 TCVN 12504-2:2020 quy định tiêu chuẩn an toàn vận hành khi lái xe bao gồm:

    Chỉ báo công suất đẩy bị giảm

    Nếu hệ thống đẩy của xe điện được trang bị một công cụ để tự động giảm công suất đẩy xe, thì cần phải báo mức giảm đáng kể cho lái xe.

    Các công cụ như vậy có thể hạn chế ảnh hưởng của lỗi trong hệ thống đẩy hoặc yêu cầu tăng năng lượng quá mức của người lái xe.

    Dung lượng điện thấp của RESS

    Nếu trạng thái nạp điện (SOC) thấp trong RESS có ảnh hưởng liên quan đến tính năng lái xe, thì dung lượng điện thấp của RESS phải được chỉ báo cho người lái (ví dụ: tín hiệu hình ảnh hoặc âm thanh). Khi chỉ báo đầu tiên về trạng thái nạp thấp được quy định bởi nhà sản xuất xe, chiếc xe phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    - Xe có khả năng tự ra khỏi khu vực giao thông bằng hệ thống đẩy của chính xe.

    - Dự trữ năng lượng tối thiểu vẫn phải còn đủ để dành cho hệ thống chiếu sáng khi không có dự trữ năng lượng độc lập cho các hệ thống điện phụ trợ.

     Lái lùi xe

    - Nếu lùi xe được thực hiện bằng cách đảo chiều quay của động cơ điện, các yêu cầu sau đây phải được đáp ứng để ngăn chặn việc vô ý chuyển sang chuyển đổi giữa các chiều tiến hoặc lùi xe.

    - Để chuyển đổi giữa các chiều tiến hoặc lùi (đảo chiều), thì hoặc là:

    + Cần phải có hai tác động riêng biệt của người lái; hoặc là

    + Nếu chỉ cần có một tác động của người lái thì một thiết bị an toàn phải cho phép việc chuyển đổi chỉ xảy ra khi xe đứng yên hoặc di chuyển chậm như theo quy định của nhà sản xuất xe.

    - Xe phải có chỉ báo hướng lái đã chọn cho người lái biết

    Khi đỗ xe

    Khi người lái rời khỏi xe, phải có chỉ báo là hệ thống điện động lực có còn ở chế độ được phép lái hay không.

    Đấu nối xe với nguồn cấp điện bên ngoài

    Chuyển động của xe bằng hệ thống đẩy của chính nó phải mất tác dụng khi mạch cấp điện cho xe được đấu nối trực tiếp tiếp xúc với ổ cắm điện hoặc đầu nối xe.

    Yêu cầu được xem là đạt nếu xe được thiết kế sao cho giắc cắm khi đã đấu nối vật lý thì hiển nhiên sẽ ngăn được hoạt động của bộ điều khiển lực đẩy xe.

    Tương thích điện từ

    Tất cả các chức năng điện và điện tử của các xe bằng chạy điện mà chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của phương tiện phải có chức năng chịu được môi trường điện từ mà xe thường bị phơi nhiễm. Điều này bao gồm điện áp dao động và điều kiện tải trọng và quá trình quá độ về điện.

    (3) Kết luận

    Việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn khi vận hành xe chạy bằng điện rất quan trọng khi sử dụng loại phương tiện này. 

    Những yếu tố then chốt để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông bằng xe điện chính là mỗi người phải tự mình nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra xe định kỳ và trang bị kiến thức đầy đủ về an toàn giao thông.

     
    113 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận