Tháng Bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão: có các biện pháp nào để ứng phó bão?

Chủ đề   RSS   
  • #613253 25/06/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (929)
    Số điểm: 15784
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 309 lần
    SMod

    Tháng Bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão: có các biện pháp nào để ứng phó bão?

    Thiên tai bao gồm những hiện tượng nào? Nhà nước ta quy định các biện pháp ứng phó thiên tai thế nào? Người dân có nghĩa vụ gì trong phòng, chống bão?

    “Tháng Bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão”

    Trong đó, có thể hiểu các từ ngữ như sau:

    - Heo may: gió heo may, se se lạnh.

    - Chuồn chuồn: côn trùng có đuôi dài, hai đôi cánh dạng màng mỏng, bay giỏi, ăn sâu bọ.

    - Bão: gió xoáy trong phạm vi rộng trong một vùng có áp suất không khí giảm xuống rất thấp, thường phát sinh từ biển khơi, có sức phá hoại dữ dội do gió lớn, mưa to.

    Theo đó, đây là một câu tục ngữ truyền kinh nghiệm về khoảng thời gian biến động thời tiết của nhân dân ta. 

    Thông thường, Miền Bắc nước ta sẽ có bão từ tháng 6 đến tháng 8, từ tháng 6 bão mạnh dần lên, đến tháng 7 âm lịch có gió heo may, nghĩa là có độ ẩm cao kết hợp với hiện tượng chuồn chuồn bay hàng đàn ra khỏi tổ thì theo kinh nghiệm dân gian là điềm dự báo có bão.

    Bão có phải là thiên tai không?

    Theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về thiên tai như sau:

    Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm:

    - Bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; 

    - Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; 

    - Nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

    Như vậy, bão là một trong những hiện tượng thiên tai. Ở nước ta, bão thường di chuyển lên phía Bắc.

    Có các biện pháp nào để ứng phó với bão?

    Theo  khoản 1 Điều 26 Luật Phòng chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm d khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định:

    Căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp. 

    Đối với biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được quy định như sau:

    - Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;

    - Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;

    - Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;

    - Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;

    - Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;

    - Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;

    - Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;

    - Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;

    - Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;

    - Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.

    Như vậy, khi bão xảy ra thì nhà nước sẽ có các biện pháp ứng phó như trên. Cơ quan thực hiện là Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương.

    Người dân có nghĩa vụ gì trong phòng, chống bão?

    Theo khoản 2 Điều 34 Luật Phòng chống thiên tai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ sau đây:

    - Chủ động xây dựng, nâng cấp, bảo vệ công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình bảo đảm an toàn trước thiên tai hoặc di dời đến nơi an toàn; không xây dựng nhà ở hoặc cư trú tại khu vực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai;

    - Thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương;

    - Tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với đặc điểm thiên tai tại địa phương;

    - Chủ động trang bị thiết bị theo khả năng để tiếp nhận bản tin dự báo, cảnh báo và sự chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống thiên tai;

    - Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện theo khả năng để phòng, chống thiên tai;

    - Chủ động dự trữ lương thực, nước uống, vật tư và thiết bị xử lý nước, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch theo khả năng để bảo đảm đời sống khi thiên tai xảy ra phù hợp với đặc thù thiên tai tại địa phương;

    - Chủ phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, trên sông phải trang bị đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị thông tin, tín hiệu phù hợp; 

    Phải cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về vị trí, tình trạng của phương tiện đang hoạt động cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi thiên tai xảy ra; 

    Khi gặp tàu thuyền khác bị nạn phải kịp thời cứu hộ, tìm kiếm, cứu nạn, trường hợp vượt quá khả năng phải bằng mọi cách thông báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn;

    - Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi thiên tai xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống thiên tai;

    - Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, phương tiện ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm;

    - Chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền;

    - Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong khu vực sinh sống và làm việc sau khi bị tác động của thiên tai;

    - Thông báo đến cơ quan, người có thẩm quyền khi phát hiện sự cố hoặc hành vi gây mất an toàn cho công trình phòng, chống thiên tai và tham gia xử lý sự cố công trình trong khả năng của mình;

    - Cung cấp thông tin về diễn biến thiên tai, thiệt hại do thiên tai cho cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi nhận biết của mình;

    - Cá nhân có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của Chính phủ; chủ động giúp đỡ người bị thiệt hại do thiên tai tại địa phương.

    Như vậy, người dân sẽ có những nghĩa vụ như trên trong hoạt động phòng, chống bão tại địa phương. Có thể thấy, nhà nước ta đề cao tinh thần “tương thân, tương ái”, thể hiện bằng việc ngoài quy định những nghĩa vụ của người dân đối với gia đình mình mà còn hỗ trợ khi gặp tàu thuyền gặp nạn, đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tai, chủ động giúp đỡ người bị thiệt hại…

     
    257 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận