Sử dụng mẫu dấu cá nhân mà không ký trực tiếp vào đơn khiếu nại thì có được thụ lý giải quyết?

Chủ đề   RSS   
  • #612204 31/05/2024

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1182)
    Số điểm: 8550
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 94 lần


    Sử dụng mẫu dấu cá nhân mà không ký trực tiếp vào đơn khiếu nại thì có được thụ lý giải quyết?

    Sử dụng mẫu dấu cá nhân mà không ký trực tiếp vào đơn khiếu nại thì có được thụ lý giải quyết?

    Trong trường hợp làm việc tại Bộ phận kế toán doanh nghiệp, được cấp con dấu riêng của cá nhân, tuy nhiên cá nhân này có dính đến vụ việc bên cơ quan thanh tra kiểm tra, và sao khi viết đơn khiếu nại họ đã sử dụng mẫu dấu cá nhân đóng vào nhưng quên ký vào thì cơ quan họ có quyền từ chối nhận đơn?

    Căn cứ Khoản 5 Điều 11 Luật khiếu nại 2011 quy định về các khiếu nại không được thụ lý giải quyết như sau:

    Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:

    1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;

    2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

    3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;

    4. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;

    5. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;

    6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;

    7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

    8. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;

    9. Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.

    Do đó, một trong những trường hợp không được thụ lý giải quyết là Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại. Quay lại với thông tin  mặc dù sử dụng con dấu cá nhân nhưng trong đơn lại không có chữ ký hoặc điểm chỉ  của chính mình nên sẽ bị từ chối theo quy định nêu trên.

    Quy định về việc xác minh nội dung khiếu nại theo quy định hiện hành?

    Căn cứ Điều 29 Luật khiếu nại 2011 quy định Xác minh nội dung khiếu nại như sau:

    1. Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:

    -  Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;

    -  Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

    2. Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thông qua các hình thức sau đây:

    -  Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;

    -  Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;

    -  Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

    3. Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

    -  Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung khiếu nại;

    -  Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại;

    -  Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

    -  Trưng cầu giám định;

    -  Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của pháp luật;

    -  Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả xác minh.

    4. Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đây:

    -  Đối tượng xác minh;

    -  Thời gian tiến hành xác minh;

    -  Người tiến hành xác minh;

    -  Nội dung xác minh;

    -  Kết quả xác minh;

    -  Kết luận và kiến nghị nội dung giải quyết khiếu nại.

    Trên đây là việc xác minh nội dung khiếu nại theo quy định pháp luật hiện hành.

     
    34 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận