Hợp đồng vô hiệu

Chủ đề   RSS   
  • #98388 25/04/2011

    Hợp đồng vô hiệu

    Xin hỏi luật sư như sau:

    Công ty tôi có đề án xin lắp đặt máy X trong y tế  (loại máy này do nhiều hãng khác nhau sản xuất, khác kiểu dáng, do đó cùng công dụng chữa bệnh nhưng giá tiền khác nhau, các chức năng có thể nhiều ít khác nhau đôi chút, chất lượng máy cũng có khác nhau) với một bên đối tác (Bên B) theo hình thức liên doanh liên kết.


    Tuy nhiên, đối tác của bên tôi (Bên B)  đã ký Hợp đồng với một bên thứ 3 (Bên C) cũng lắp đặt loại máy X theo hình thức liên doanh liên kết vào năm 2009, hợp đồng này có hiệu lực trong vòng 4 năm. (Trong Hợp đồng không có nêu là không được phép lắp máy khác cùng loại tại bên B) .


    Đầu tháng 2 năm 2011, Giám đốc bên đối tác của tôi là người sắp về hưu đã ký tiếp một Phụ lục Hợp đồng trong đó nêu: Không được phép lắp đặt tại Bên B loại máy có cùng công năng như máy đã ký trong Hợp đồng trước đây.


    Vậy Hợp đồng trên có được coi là vô hiệu không?, công ty chúng tôi có thể ký Hợp đồng với Bên B về liên doanh loại máy như đã nêu ko?


    Xin cảm ơn luật sư!
     
    8376 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #98520   25/04/2011

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Chào anh,

    Tôi chưa hiểu ý của anh tại sao lại nghĩ đến Hợp đồng & phụ lục HĐ giữa B và C sẽ được coi là vô hiệu? Để trả lời câu hỏi bên anh có thể ký được HĐ với bên B hay không, luật sư cần xem xét các điều khoản cụ thể của HĐ. Bên anh nên thuê luật sư từ lúc đàm phán để đảm bảo quyền lợi của mình.

    Trân trọng,

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #98722   26/04/2011

    Thưa Luật sư,

    Tôi xin giải thích cụ thể vấn đề như sau:

    Bên A (bệnh viện) đã ký hợp đồng với Bên B (một công ty khác) vào năm 2009. Hợp đồng có thời hạn trong 4 năm, trong Hợp đồng có căn cứ vào Thông tư 15/2007, tôi đọc trong mục 7 có đoạn viết:" Nghiêm cấm các đơn vị gợi ý, ép buộc người bệnh sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế bằng thiết bị liên doanh, liên kết trong khi tại đơn vị có loại thiết bị đó và còn đủ khả năng đáp ứng"

    Tỷ lệ ăn chia theo thỏa thuân vốn góp.

    Sau 2 năm tình trạng thua lỗ thuộc về Bên A, do bên B được lãi từ viêc cung cấp hóa chất kèm theo thiết bị.

    Đầu tháng 2 vừa rồi, Giám đốc Bên A ký tiếp Phụ lục Hợp đồng với Bên B có nội dung là: Không cho phép A lắp đặt loại máy trên từ bất kỳ dự án nào, nguồn nào. Vậy xin hỏi Phụ lục này có vi  phạm Mục 7 trong Thông tư 15/2007 không? Vì như thế là ép buộc người bệnh sử dụng dịch vụ kỹ thuật y tế bằng thiết bị liên doanh liên kết.

    Xin hỏi Luật sư nếu Bên A muốn hủy bỏ Hợp đồng với Bên B thì có được không?

    Xin chân thành cảm ơn Luật sư!
     
    Báo quản trị |  
  • #98756   26/04/2011

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Chào anh,

    Thông tư 15/2007 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập. Mục II.7 quy định nghiêm cấm đơn vị gợi ý, ép buộc người bệnh sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế bằng thiết bị liên doanh, liên kết trong khi tại đơn vị có loại thiết bị đó và còn đủ khả năng đáp ứng nhằm tránh sự trục lợi của các bên liên doanh.

    Quay trở về hợp đồng giữa A & B, anh có thông tin là "Giám đốc Bên A ký tiếp Phụ lục Hợp đồng với Bên B có nội dung là: #ff0000;">Không cho phép A lắp đặt loại máy trên từ bất kỳ dự án nào, nguồn nào". Tôi hiểu rằng, ông Giám đốc bên A thỏa thuận với bên B về việc B độc quyền lắp đặt loại máy đó trong phạm vi bệnh viện A, nhưng nếu suy luận thành "như thế là ép buộc người bệnh sử dụng dịch vụ kỹ thuật y tế bằng thiết bị liên doanh liên kết." thì chưa được hợp lý lắm. Bởi vì thông tư 15 không quy định về việc độc quyền sử dụng máy móc thiết bị liên doanh. Ngoài ra, chủ trương sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phải được thảo luận công khai, dân chủ và thống nhất bằng văn bản giữa Ban Giám đốc, Đảng ủy và tổ chức công đoàn của đơn vị. Vì vậy, không phải ông Giám đốc có thể tự quyết định một mình được.

    Do đó, quan điểm cá nhân tôi cho rằng, Phụ lục đó không vi phạm Mục II.7 của thông tư 15. Trường hợp hủy bỏ hợp đồng phải căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Anh không đưa HĐ nên tôi không rõ các trường hợp chấm dứt HĐ được quy định thế nào trong đó, nên không thể tư vấn được.

    Trân trọng,

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_NguyenAnBinh vì bài viết hữu ích
    huymedical (26/04/2011)
  • #98807   26/04/2011

    Rất cảm ơn Luật sư,

    Thưa luật sư,


    Phụ lục đó chỉ do Giám đốc bệnh viện ký mà không thông qua Đảng ùy và tổ chức công đoàn của đơn vị. Nghĩa là Đảng ủy và tổ chức công đoàn không hề biết có Phụ lục trên tại thời điểm ký Phụ lục.


    Hiện tại Bên A đang thua lỗ, trong khi liên doanh liên kết phải đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi và có tích lũy. Điều này trong thông tư 15 có nêu.


    Bệnh viện muốn lắp thêm 1 máy khác cùng công dụng thì lại vi phạm Phụ lục Hợp đồng.


    Nếu độc quyền thiết bị đương nhiên bệnh nhân đến khám chữa bệnh chỉ có thể làm các xét nghiệm với thiết bị đó, mà không được sử dụng thiết bị khác cùng loại tại bệnh viện, Không ép buộc nhưng lại gián tiếp ép buộc.


    HD ký năm 2009, thời gian thực hiện HD là 4 năm, như vậy  hiện tại HD vẫn còn hiệu lực, Phụ lục HD cũng mới được ký vào tháng 2/2011


    Hợp đồng không quy định về trường hợp chấm dứt Hợp đồng, chỉ có nêu: Không được đơn phương hủy bỏ HD, mọi thay đổi phải được 2 bên bàn bạc và được cả hai bên chấp thuận ký kết bằng văn bản.


    Vậy thưa Luật sư, Phụ lục HD có Hợp lệ không? Nếu Bên A hủy HD thì có thiệt hại gì ko? Nếu bị kiện thì bên A bị thiệt hại những gì ạ?


    Cảm ơn Luật sư,




     
    Báo quản trị |  
  • #98952   26/04/2011

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Theo thông tin của anh, HĐ này có thể vô hiệu do không đáp ứng các yêu cầu của thông tư 15. Khi hủy HĐ hoặc bị kiện ra tòa, bên A có thể phải chịu trách nhiệm về bồi thường HĐ và phạt HĐ (nếu có quy định về phạt HĐ ghi trong HĐ), ví dụ như bồi thường những chi phí bên B đã đầu tư, chi phí mua sắm, nhập khẩu máy móc... cụ thể bị bồi thường những gì thì cần phải xem kỹ HĐ.

    Tất nhiên, không phải bên B không có trách nhiệm gì trong vụ này. Họ có thể có lỗi cố ý (hỗn hợp) vì biết là không có văn bản thỏa thuận thống nhất giữa Ban Giám đốc, Đảng ủy và tổ chức công đoàn của bên A mà vẫn ký Phụ lục, vẫn nhập khẩu máy móc, đầu tư mua sắm thiết bị...

    Tóm lại, có thể hai bên gánh chịu 50:50 hoặc một tỷ lệ khác theo những văn bản đã thỏa thuận trên thực tế.

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

Email: an@vcalaw.com | Website: www.vcalaw.com

Điện thoại: 0902 255 896