TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Chủ đề   RSS   
  • #395485 07/08/2015

    phamcuong1080

    Mầm

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2014
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 780
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 26 lần


    TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

    Luật sư cho em hỏi việc Tranh chấp ranh giới sử dụng đất giữa UBND xã và Ông B là người sử dụng đất liền kề thì tiến hành Hòa giải như thế nào? Biết rằng nguyên đơn là ông B, như vậy phía UBND xã ai là chủ tịch Hội đồng Hòa giải, ai là bị đơn? Nếu Hòa giải không thành thì giải quyết theo Khiếu nại hành chính hay Tố tụng dân sự?

     
    4383 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #395607   07/08/2015

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10489)
    Số điểm: 58124
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4571 lần
    Lawyer

    Chào bạn.

    Tranh chấp về ranh giới sử dụng đất cũng là tranh chấp đất đai và theo quy định tại điều 202 Luật đất đai thì tranh chấp giữa UBND và cá nhân vẫn phải được hòa giải tại địa phương. Trong hòa giải tranh chấp đất đai, hai bên tranh chấp không gọi là nguyên đơn, bị đơn như trong giai đoạn tố tụng tại tòa án mà gọi chung là các bên tranh chấp. Theo quy định tại khoản 3 điều 202 nói trên thì chủ tịch UBND xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải việc tranh chấp đất đai trong địa phương mình (không gọi là chủ tịch hội đồng hòa giải) không phân biệt một trong các bên tranh chấp là ai,đơn vị nào.

    Trường hợp hòa giải không thành, nếu đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng thì thì theo khoản 1 điều 203 Luật đất đai, một trong các bên tranh chấp có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết. Trường hợp đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng mà một trong các bên tranh chấp là tổ chức thì gởi đơn đến UBND tỉnh để yêu cầu giải quyết. Nếu UBND tỉnh giải quyết nhưng chưa đồng ý thì có quyền tiếp tục gởi đơn đến Bộ TNMT giải quyết hoặc khởi kiện ra tòa thành vụ án hành chính.

    Thân chào

    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #395621   07/08/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    phamcuong1080 viết:

    Luật sư cho em hỏi việc Tranh chấp ranh giới sử dụng đất giữa UBND xã và Ông B là người sử dụng đất liền kề thì tiến hành Hòa giải như thế nào? Biết rằng nguyên đơn là ông B, như vậy phía UBND xã ai là chủ tịch Hội đồng Hòa giải, ai là bị đơn? Nếu Hòa giải không thành thì giải quyết theo Khiếu nại hành chính hay Tố tụng dân sự?

    Chào bạn.

    Theo luật hoà giải cơ sở:

    Điều 3. Phạm vi hòa giải ở cơ sở

    1. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

    b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;

    c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;

    d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.

    2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.

    3. Các bên cá nhân, nhóm cá nhân, gia đình, nhóm gia đình, tổ chức có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.

    Như vậy, UBND xã - nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hoà giải, không phải là các bên; đồng thời, lấn chiếm đất nhà nước là "xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng" nên thuộc trường hợp không được hoà giải.

    Do đó chỉ cần kiểm tra, xử phạt và cưởng chế trả lại đất theo thủ tục hành chính; nếu không đồng ý thì người dân có quyền khởi kiện hành chính.

     
    Báo quản trị |  
  • #395766   10/08/2015

    trungleelawyer
    trungleelawyer

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/01/2013
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    hungmaiusa viết:

     

    phamcuong1080 viết:

     

    Luật sư cho em hỏi việc Tranh chấp ranh giới sử dụng đất giữa UBND xã và Ông B là người sử dụng đất liền kề thì tiến hành Hòa giải như thế nào? Biết rằng nguyên đơn là ông B, như vậy phía UBND xã ai là chủ tịch Hội đồng Hòa giải, ai là bị đơn? Nếu Hòa giải không thành thì giải quyết theo Khiếu nại hành chính hay Tố tụng dân sự?

     

     

    Chào bạn.

    Theo luật hoà giải cơ sở:

    Điều 3. Phạm vi hòa giải ở cơ sở

    1. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

    b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;

    c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;

    d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.

    2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.

    3. Các bên cá nhân, nhóm cá nhân, gia đình, nhóm gia đình, tổ chức có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.

    Như vậy, UBND xã - nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hoà giải, không phải là các bên; đồng thời, lấn chiếm đất nhà nước là "xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng" nên thuộc trường hợp không được hoà giải.

    Do đó chỉ cần kiểm tra, xử phạt và cưởng chế trả lại đất theo thủ tục hành chính; nếu không đồng ý thì người dân có quyền khởi kiện hành chính.

    tôi thấy bác tư vấn thế này là đúng này, nếu mà hòa giải nữa thì nhà nước với công dân ngang bằng nhau ah, mà nếu như thế thì phải khởi kiện dân sự chứ sao khởi kiện hành chính, nếu như bác tư vấn "Do đó chỉ cần kiểm tra, xử phạt và cưởng chế trả lại đất theo thủ tục hành chính; nếu không đồng ý thì người dân có quyền khởi kiện hành chính." thì là khởi kiện QĐ hành chính hoặc hành vi hành chính của UBND xã.

    Khôn cũng chết, mà ngu cũng chết chỉ có biết là sống

    SĐT : 0989.19.63.83

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh.

ĐT liên hệ: 0913.623.699 - Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

Website: www.luatsuphuvinh.com