Nguồn thông tin tối thiểu trong thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý là gì? Hình thức đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bị coi là không hợp lệ trong trường hợp nào?
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 được sửa đổi bởi điểm d khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì:
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.
Bên cạnh đó, chỉ dẫn địa lý đồng âm là các chỉ dẫn địa lý có cách phát âm hoặc cách viết trùng nhau.
Nguồn thông tin tối thiểu trong thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý là gì?
Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 30 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN về thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý:
Theo đó, nguồn thông tin tối thiểu trong thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm:
- Các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam cho sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, với ngày bắt đầu được bảo hộ sớm hơn ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý, kể cả các nhãn hiệu được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Các nhãn hiệu trong đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn tại Việt Nam cho sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
- Các nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.
- Các chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam cho sản phẩm trùng với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
Hình thức đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bị coi là không hợp lệ trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 29 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN về thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý:
Theo đó, việc thẩm định hình thức, công bố đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Điều 9 và 10 của Thông tư này.
Như vậy, dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN thì:
Hình thức đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bị coi là không hợp lệ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Có cơ sở để khẳng định rằng người nộp đơn không có quyền đăng ký theo quy định tại các Điều 86, 86a, 87 và 88 của Luật Sở hữu trí tuệ;
(2) Đơn được nộp trái với quy định tại Điều 89 của Luật Sở hữu trí tuệ;
(3) Có cơ sở để khẳng định ngay rằng, rõ ràng đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được Nhà nước bảo hộ theo quy định tại các Điều 8, 59, 64, 69, 73 và Điều 80 của Luật Sở hữu trí tuệ.
(4) Đơn được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi đăng ký ở nước ngoài tại Điều 89a của Luật Sở hữu trí tuệ, kể cả trường hợp đơn quốc tế nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế.
(5) Người nộp đơn không nộp đủ phí và lệ phí theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này (bao gồm cả trường hợp chưa nộp đủ lệ phí nộp đơn, phí công bố đơn, phí thẩm định đơn và phí tra cứu thông tin phục vụ thẩm định, trừ phí tra cứu thông tin phục vụ thẩm định và phí thẩm định nội dung đối với đơn đăng ký sáng chế nếu trong đơn không có yêu cầu thẩm định nội dung);
(6) Không đáp ứng các yêu cầu về hình thức quy định tại các Điều 14, 17, 21, 24 và 28 của Thông tư này (có thiếu sót):
- Đơn không đáp ứng các yêu cầu về:
+ Số lượng bản của một trong số các loại tài liệu bắt buộc phải có;
+ Không đáp ứng các yêu cầu về hình thức trình bày;
+ Đơn đăng ký nhãn hiệu không ghi rõ loại nhãn hiệu được đăng ký, thiếu phần mô tả nhãn hiệu;
+ Không phân loại sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, hoặc phân loại không chính xác mà người nộp đơn không nộp phí phân loại;
+ Thiếu bản dịch tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên (nếu cần), bản dịch tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
+ Thông tin về người nộp đơn tại các tài liệu không thống nhất với nhau hoặc bị tẩy xóa hoặc không được xác nhận theo đúng quy định, tờ khai không có đủ thông tin về tác giả (đối với đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp và đơn đăng ký thiết kế bố trí), về người nộp đơn, về người đại diện, không có chữ ký và/hoặc con dấu (nếu có) của người nộp đơn hoặc của người đại diện;
+ Các tài liệu trong đơn đăng ký sáng chế mật chưa được đóng dấu mật theo quy định v.v.;
- Không có văn bản ủy quyền hợp lệ (nếu đơn nộp thông qua đại diện).
Tóm lại, nguồn thông tin tối thiểu trong thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm:
- Các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam cho sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, với ngày bắt đầu được bảo hộ sớm hơn ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý, kể cả các nhãn hiệu được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Các nhãn hiệu trong đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn tại Việt Nam cho sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
- Các nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.
- Các chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam cho sản phẩm trùng với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.