Nghị quyết 14/NQ-CP năm 2012 về hổ trợ doanh nghiệp vay vốn

Chủ đề   RSS   
  • #190375 31/05/2012

    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 674 lần


    Web

    Nghị quyết 14/NQ-CP năm 2012 về hổ trợ doanh nghiệp vay vốn

    Tại Nghị quyết 14/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2012, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng nhà nước tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ tích cực để các doanh nghiệp được tiếp cận và hấp thụ vốn, tập trung vốn hỗ trợ cho vay vào các lĩnh vực ưu tiên.

    Vài nét chính của nghị quyết 14 năm 2012:

    • - Đảm bảo hiệu quả trong việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại
    • - Kích thích tiêu thụ, giảm hàng tồn kho, phát triển sản xuất
    • -Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận xã hội

    Download - tải nghị quyết 14 năm 2012 tại đây:

     
    10371 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #190391   31/05/2012

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 674 lần


    Web

    Nghị quyết 14 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2012 về Hỗ trợ tích cực để các doanh nghiệp được tiếp cận và hấp thụ vốn. Xin giới thiệu bài viết của Hoàng Diên trên báo điện tử chinhphu.vn:

    Trích dẫn:

    (Chinhphu.vn) - Tại Nghị quyết 14 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2012, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng nhà nước tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ tích cực để các doanh nghiệp được tiếp cận và hấp thụ vốn, tập trung vốn hỗ trợ cho vay vào các lĩnh vực ưu tiên.

    Hỗ trợ tích cực để các doanh nghiệp được tiếp cận và hấp thụ vốn - Ảnh minh họa

    Chính phủ xác định phải tập trung xử lý những vấn đề bức xúc trước mắt đồng thời với giải quyết các vấn đề cơ bản lâu dài, bền vững; kiên trì các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng ở mức hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội.

    Các Bộ, cơ quan, địa phương cần bám sát tình hình, khẩn trương khắc phục những khó khăn, chỉ đạo, điều hành quyết liệt và có hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.

    Đảm bảo hiệu quả trong việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại

    Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm hiệu quả trong việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại; khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ phương án, cơ chế xử lý nợ xấu để khai thông dòng vốn trong nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường.

    Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện linh hoạt chính sách tài khóa phù hợp với chính sách tiền tệ để tăng tổng cầu của nền kinh tế theo kế hoạch đề ra; tập trung đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công, giải ngân nguồn vượt thu cuối năm 2011, các khoản tạm dừng theo Nghị quyết số11/NQ-CP năm 2011; thúc đẩy giải ngân vốn ODA, FDI.

    Đồng thời, triển khai nhanh việc cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và làng nghề ở nông thôn theo tinh thần Nghị quyết số13/NQ-CP của Chính phủ.

    Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Quốc hội lộ trình và phương án giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, trình Chính phủ tại phiên họp tháng 6/2012.

    Kích thích tiêu thụ, giảm hàng tồn kho, phát triển sản xuất

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất việc cho ứng trước kế hoạch vốn đầu tư năm 2013 đối với các công trình, dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2012, 2013; phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh bằng các biện pháp phù hợp theo lĩnh vực, ngành nghề, vùng miền.

    Bộ Công Thương chỉ đạo phát triển thị trường trong nước, kích thích tiêu thụ, giảm hàng hóa tồn kho, thúc đẩy sản xuất; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tranh thủ cơ hội xuất khẩu sang các thị trường lớn khi có phục hồi; kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng.

    Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, cơ quan liên quan đề xuất cơ chế để triển khai mạnh mẽ việc xây dựng đường bê tông thay thế đường nhựa, kể cả việc xây dựng đường giao thông nông thôn theo cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; đẩy nhanh tiến độ các công trình phòng, chống lụt bão; chủ động ứng phó với những diễn biến phức tạp của thiên tai.

    Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận xã hội

    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội và các chính sách xã hội theo các chương trình, kế hoạch đã đề ra; chú trọng bảo đảm việc làm cho người lao động, tạo việc làm đối với lao động mất việc do doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; thực hiện có hiệu quả chính sách về bảo hiểm thất nghiệp; hỗ trợ kịp thời, không để xảy ra tình trạng người dân thiếu đói.

    Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận xã hội đối với các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

    Các bộ, cơ quan, địa phương chủ động cung cấp, định hướng thông tin; đồng thời tổ chức thông tin, đối thoại nhằm tuyên truyền, giải trình về các chủ trương, chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.

    Hoàng Diên

     
    Báo quản trị |