Kế toán thanh toán là ai? Điều kiện trở thành kế toán thanh toán là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #607881 02/01/2024

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Kế toán thanh toán là ai? Điều kiện trở thành kế toán thanh toán là gì?

    Kế toán thanh toán là một chức vụ nghề nghiệp khá quan trọng đối với các công ty trong việc quản lý trực tiếp thu chi của doanh nghiệp. Vậy kế toán thanh toán là ai và điều kiện để trở thành kế toán thanh toán là gì?
     
     
    1. Kế toán thanh toán là ai?
     
    Kế toán là một nghề không quá xa lạ và là một chức vụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn đòi hỏi bộ phận kế toán đảm nhận nhiều bộ phận và lĩnh vực khác nhau như quản trị, thủ quỹ, tổng hợp, kê khai, thu ngân, thanh toán,...
     
    Trong đó, có kế toán thanh toán đảm nhiệm với vai trò là người thực hiện nghiệp vụ đối với chứng từ liên quan đến hoạt động thu, chi của doanh nghiệp. 
     
    Kế toán thanh toán thực hiện nghiệp vụ qua các chứng từ liên quan đến giao dịch phát sinh do khách hàng có thể đến trực tiếp công ty để thanh toán hoặc chuyển khoản qua ngân hàng.
     
    2. Tiêu chuẩn nghiệp vụ hành nghề kế toán thanh toán là gì?
     
    Căn cứ Điều 57 Luật Kế toán 2015 quy định người được cấp chứng chỉ kế toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
     
    - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
     
    - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
     
    - Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên.
     
    Người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có tiêu chuẩn quy định nêu trên thì được cấp chứng chỉ kế toán viên.
     
    3. Điều kiện dự thi kế toán thanh toán là gì?
     
    Căn cứ Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên kế toán thanh toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
     
    - Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
     
    - Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: 
     
    + Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học.
     
    + Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định.
     
    - Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
     
    - Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định.
     
    4. Chuẩn bị hồ sơ dự thi lần đầu cho người lấy chứng chỉ kế toán thanh toán
     
    Người đăng ký dự thi lần đầu để lấy chứng chỉ kiểm toán viên hoặc chứng chỉ kế toán viên, chuẩn bị hồ sơ dự thi theo yêu cầu tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 91/2017/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 43/2023/TT-BTC):
     
    - Phiếu đăng ký dự thi có dán ảnh màu cỡ 3x4cm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02a tải hoặc Phụ lục số 02b tải ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo Giấy xác nhận về thời gian công tác thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán có chữ ký của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền) và đóng dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này
     
    - Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
     
    - Sơ yếu lý lịch;
     
    - Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này, có xác nhận của tổ chức cấp hoặc cơ quan công chứng. Nếu là bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác thì phải nộp kèm theo bảng điểm có chứng thực ghi rõ số đơn vị học trình (hoặc tiết học) của tất cả các môn học. Trường hợp người dự thi nộp bằng thạc sỹ, tiến sỹ thì phải nộp kèm theo bảng điểm học thạc sỹ, tiến sỹ có ghi rõ ngành học có chứng thực;
     
    - 3 ảnh màu cỡ 3x4cm mới chụp trong vòng 6 tháng và 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.
     
    545 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (09/03/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận