Hộ chiếu Việt Nam gồm những loại nào? Cách phân biệt các loại hộ chiếu?

Chủ đề   RSS   
  • #612961 19/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 105 lần


    Hộ chiếu Việt Nam gồm những loại nào? Cách phân biệt các loại hộ chiếu?

    Hiện nay, Việt Nam phát hành nhiều loại hộ chiếu dành cho các đối tượng sử dụng khác nhau. “Hồ chiếu Việt Nam gồm những loại nào? Cách phân biệt các loại hộ chiếu?” trở thành câu hỏi được nhiều người quan tâm.

    Hộ chiếu (passport) là một trong những giấy tờ quan trọng nhất đối với công dân khi ra nước ngoài. Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân năm 2019 quy định như sau:

    Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

    (1)  Hộ chiếu Việt Nam gồm những loại nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, hộ chiếu Việt Nam gồm những loại sau đây:

    - Hộ chiếu ngoại giao

    - Hộ chiếu công vụ

    - Hộ chiếu phổ thông

    Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn theo khoản 2 Điều 6.

    Ngoài ra, giấy thông thành và giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được sử dụng như giấy tờ xuất nhập cảnh

    Như vậy, ở Việt Nam có 03 loại hộ chiếu được sử dụng bao gồm: hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông.

    Xem thêm bài viết: Làm hộ chiếu ở đâu? Mức phí làm hộ chiếu năm 2024 là bao nhiêu?

    (2) Cách phân biệt các loại hộ chiếu? 

    Các loại hộ chiếu Việt Nam bao gồm hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao. Mỗi loại hộ chiếu có đặc điểm và mục đích sử dụng riêng. Dưới đây là bảng phân biệt các loại hộ chiếu trên:

     

    Hộ chiếu phổ thông

    Hộ chiếu công vụ

    Hộ chiếu ngoại giao

    Căn cứ pháp lý 

    Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019

    Thông tư 73/2021/TT-BCA 

    Đối tượng sử dụng

    Công dân Việt Nam trừ các  trường hợp được quy định tại Điều 21 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019

    - Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; 

    - Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 2 Điều 9  Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019

    Hộ chiếu ngoại giao được cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019

    Thời hạn

    Theo khoản 2 Điều 7 quy định bao gồm:

    + Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn.

    + Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn.

    + Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 quy định hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 - 05 năm, có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.

    Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 - 05 năm, có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm. theo quy định tại khoản 1 Điều 7

    Hình dáng, màu sắc

    Trang bìa màu xanh tím theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA 

    Trang bìa màu xanh lá cây đậm khoản 2 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA 

    Trang bìa màu nâu đỏ khoản 2 Điều 2 Thông tư 73/2021/TT-BCA 

    Xem và tải bảng phân biệt các loại hộ chiếu:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/19/phan-biet-cac-loai-ho-chieu.docx

    (3) Hộ chiếu phổ thông rút gọn được cấp cho ai?

    Căn cứ theo Điều 17 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, có 04 trường hợp mà công dân được cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn, bao gồm:

    - Người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu phổ thông, có nguyện vọng về nước ngay.

    - Người có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu.

    - Người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân.

    - Người được cấp hộ chiếu phổ thông vì lý do quốc phòng, an ninh.

    Như vậy, có 04 trường hợp được cấp hộ chiếu phổ thông rút gọn. Hồ sơ, trình tự cấp được quy định tại Điều 18 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 

    Tóm lại, hộ chiếu Việt Nam gồm 03 loại bao gồm: hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông. Mỗi loại hộ chiếu có đặc điểm và mục đích sử dụng riêng cho các đối tượng khác nhau.

    Xem thêm bài viết: Cầm cố hộ chiếu (passport) có bị xử phạt không?

     

     
    1013 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (30/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận