Khi thực hiện việc tố cáo, một trong những vấn đề mà người tố cáo e ngại nhất chính là việc bị người liên quan đến hành vi tham nhũng trả thù, trù dập,... Vì thế, họ rất mong muốn được giữ bí mật danh tính của mình khi tố cáo, nhưng pháp luật có cho phép điều này hay không?
Theo quy định Luật tố cáo, người tố cáo có nghĩa vụ nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình khi gửi đơn tố cáo.
Khoản 2 điều 9 Luật tố cáo quy định:
Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;
d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, đơn tố cáo nặc danh, về mặt nguyên tắc sẽ không được giải quyết. Tuy nhiên, điều này cũng có ngoại lệ.
Điều 55 Nghị định 59/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng chống tham nhũng quy định:
Khoản 4, Điều 55: Đối với những tố cáo không rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo thông tin được cung cấp để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, trong các trường hợp nội dung tố cáo rõ ràng, chứng cứ cụ thể, đơn tố cáo nặc danh vẫn có thể được xem xét giải quyết.
Mặc dù yêu cầu người tố cáo ghi họ tên là một quy định cản trở ít nhiều cho việc tố cáo, nhưng pháp luật cũng cho phép người tố cáo có quyền được yêu cầu cơ quan, tổ chức tiếp nhận đơn tố cáo giữ bí mật thông tin cá nhân của mình và được được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm và uy tín và được khen thưởng nếu tố cáo, ngăn chặn tham nhũng
Điều 9 Luật tố cáo 2011
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo, thông báo chuyển vụ việc tố cáo sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập;
e) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật
Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !