Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đưa đón nhân viên gồm những gì?

Chủ đề   RSS   
  • #615713 28/08/2024

    phucpham2205
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1146)
    Số điểm: 20379
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 392 lần
    SMod

    Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đưa đón nhân viên gồm những gì?

    Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đưa đón nhân viên gồm những gì? Tài xế gây tai nạn thì người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải có phải chịu trách nhiệm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    (1) Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải đưa đón nhân viên gồm những gì?

    Căn cứ Khoản 6 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc cần đáp ứng những điều kiện như sau:

    - Trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện việc thông báo một lần các nội dung tối thiểu của hợp đồng quy định tại khoản 2 (trừ điểm e, điểm g) Điều 15 Nghị định 10/2020/NĐ-CP bao gồm: 

    + Thông tin về đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng: Tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, người đại diện ký hợp đồng.

    + Thông tin về lái xe: Họ và tên, số điện thoại; Thông tin về hành khách hoặc người thuê vận tải (tổ chức hoặc cá nhân): Tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế (nếu có).

    + Thông tin về xe: Biển kiểm soát xe và sức chứa (trọng tải);.

    + Thông tin về thực hiện hợp đồng: Thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc hợp đồng (ngày, giờ).

    + Địa chỉ điểm đầu, địa chỉ điểm cuối và các điểm đón, trả khách (hoặc xếp, dỡ hàng hóa) trên hành trình vận chuyển.

    + Cự ly của hành trình vận chuyển (km).

    + Số lượng khách (hoặc khối lượng hàng hóa vận chuyển).

    - Vận chuyển đúng đối tượng là cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc và không phải thực hiện các nội dung được quy định tại điểm c, d khoản 3, điểm b, c khoản 4 và 5 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.

    Theo đó, hiện nay, khi kinh doanh dịch vụ vận tải đưa đón nhân viên cần đáp ứng những điều kiện được đầy đủ những điều kiện như đã nêu trên.

    (2) Tài xế gây tai nạn thì người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải có phải chịu trách nhiệm không?

    Căn cứ khoản 1 và 2 Điều 601 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

    - Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

    - Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Từ quy định nêu trên, có thể thấy, phương tiện giao thông vận tải cơ giới là một trong những nguồn nguy hiểm cao độ. Theo đó, người chủ sở hữu có trách nhiệm phải vận hành, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp tài xế gây tai nạn thì người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, ngoại trừ trường hợp như sau:

    - Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.

    - Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý, trường hợp người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải đã giao cho lái xe chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    (3) Xe nào bắt buộc phải lắp camera hành trình?

    Căn cứ khoản 1 Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định về loại xe phải lắp thiết bị giám sát hành trình như sau:

    “1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

    2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.

    …”

    Theo đó, loại xe phải lắp thiết bị giám sát hành trình bao gồm xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển.

     
    40 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận