Điều kiện để được hưởng chế độ bệnh binh là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #612223 31/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 11

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (929)
    Số điểm: 15784
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 309 lần
    SMod

    Điều kiện để được hưởng chế độ bệnh binh là gì?

    Để được hưởng chế độ bệnh binh thì phải được công nhận là bệnh binh. Vậy, điều kiện để công nhận bệnh binh là gì? Bệnh binh được hưởng những chế độ nào?

    Điều kiện để được hưởng chế độ bệnh binh là gì?

    Theo Điều 26 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định điều kiện, tiêu chuẩn bệnh binh như sau:

    Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong Quân đội nhân dân và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong Công an nhân dân bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” khi thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

    Trong đó, Điều 46 Nghị định 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn:

    Nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm là thực hiện các nhiệm vụ sau: chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu; thực hiện nhiệm vụ có tính chất nguy hiểm khi: đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; trực tiếp trấn áp, bắt giữ tội phạm; cứu hộ, cứu nạn; ứng cứu thảm họa thiên tai.

    Như vậy, hiện nay để được công nhận là bệnh binh thì phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn như trên.

    Ngoài ra, trước đây Điều 11 Nghị định 236-HĐBT năm 1985 quy định như sau:

    Quân nhân bị mất sức lao động từ 41% trở lên về sinh sống với gia đình (kể cả quân nhân hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động theo Nghị định 500-NĐ-LB ngày 12/11/1985 của Liên bộ Quốc Phòng - Cứu tế xã hội - Tài chính và Nghị định 523-TTg ngày 06/01/1958 của Thủ tướng Chính phủ; theo điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ quân nhân ban hành bằng Nghị định 161-CP ngày 30/10/1964 của Hội đồng Chính phủ) và bệnh binh (theo Quyết định 78-CP ngày 13/4/1978 của Hội đồng Chính phủ) nay gọi chung là bệnh binh và xếp theo 3 hạng:

    - Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động

    - Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động.

    - Hạng 3: mất từ 41% đến 60% sức lao động.

    Tuy nhiên hiện nay Nghị định 236-HĐBT năm 1985 đã không còn phù hợp, vì vậy chỉ công nhận bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% trở lên đến 61% trước ngày 31/12/1994. Từ ngày 01/01/1994 chỉ công nhận bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.

    Theo đó, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% trở lên được công nhận trước ngày 31/12/1994 đã được công nhận và đang hưởng chế độ ưu đãi thì vẫn được tiếp tục hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.

    Bệnh binh được hưởng những chế độ nào?

    Theo Điều 27 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định chế độ ưu đãi đối với bệnh binh bao gồm:

    - Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh như sau:

    + Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể;

    + Trợ cấp người phục vụ đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;

    + Phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

    d) Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh đặc biệt nặng. Bệnh binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.

    - Bảo hiểm y tế.

    - Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

    - Chế độ ưu đãi khác bao gồm:

    + Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

    + Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

    + Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

    + Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

    + Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

    + Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, khi được công nhận là bệnh binh thì sẽ được hưởng các chế độ như trên.

    Bệnh binh và nhân thân được hưởng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng bao nhiêu?

    Theo Phụ lục 1 Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP. Trong đó, quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với bệnh binh như sau:

    MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HẰNG THÁNG

    STT

    Đối tượng

    Mức trợ cấp, phụ cấp

    Trợ cấp

    Phụ c

    7

    Bệnh binh và thân nhân

     

     

    7.1

    Bệnh binh:

     

     

     

    Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% - 50%

    1.695.000

     

    Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 51% - 60%

    2.112.000

     

    Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% - 70%

    2.692.000

     

     

    Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 71% - 80%

    3.103.000

     

    Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% - 90%

    3.714.000

     

    Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 91% - 100%

    4.137.000

     

    Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên

     

    815.000

    Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng

     

    1.624.000

    Người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên

    1.624.000

     

    Người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng

    2.086.000

     

    7.2

    Thân nhân của bệnh binh:

     

     

     

    Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

    911.000

     

    Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng

    1.299.000

     

    Như vậy, bệnh binh sẽ được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng theo tỷ lệ thương tật, thân nhân của bệnh binh sẽ được hưởng từ 911 nghìn đến 1 triệu 299 nghìn. Ngoài ra, người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên và ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng sẽ được hưởng từ 1 triệu 624 đến 2 triệu 086 nghìn đồng một tháng.

     
    244 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (03/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận