3 điểm đáng chú ý của Luật Tài nguyên nước năm 2023

Chủ đề   RSS   
  • #611700 18/05/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    3 điểm đáng chú ý của Luật Tài nguyên nước năm 2023

    Luật Tài nguyên nước năm 2023 được Quốc hội Khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023 mang đến nhiều thay đổi quan trọng nhằm cải thiện việc quản lý và sử dụng tài nguyên nước. Dưới đây là 3 điểm đáng chú ý của Luật Tài nguyên nước năm 2023.

    So với Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Tài nguyên nước năm 2023 có hiệu lực vào ngày 01/7/2024 đề cập một số điểm chú ý sau đây:

     

    (1) Bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm

    Theo Điều 8 Luật Tài nguyên nước năm 2023, quy định 10 hành vi bị nghiêm cấm như sau:

    - Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại, xả khí thải độc hại vào nguồn nước. 

    - Xả nước thải vào nguồn nước dưới đất; xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về  nước thải vào nguồn nước mặt, nước biển.

    - Xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

    - Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất trái phép.

    - Lấn, lấp sông, suối, kênh, mương, rạch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ chứa, kênh, mương, rạch nhưng không có biện pháp khắc phục.

    - Khai thác trái phép cát, sỏi, bùn, đất và các loại khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, trong hành lang bảo vệ nguồn nước; khoan, đào, xây dựng nhà cửa, công trình, vật kiến trúc và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ.

    - Phá hoại các công trình bảo vệ, điều tiết, tích trữ nước, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.

    - Làm sai lệch thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước.

    - Không tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

    - Xây dựng đập, hồ chứa, công trình điều tiết, tích trữ nước, phát triển nguồn nước trái quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.

    Như vậy, so với Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Tài nguyên nước năm 2023 bổ sung thêm một số hành vi cấm sau đây:

    - Lấp sông, suối, kênh, rạch trái phép; đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh, rạch nhưng không có biện pháp khắc phục.

    - Khai thác trái phép bùn, đất và các loại khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa, trong hành lang bảo vệ nguồn nước.

    - Phá hoại các công trình bảo vệ, điều tiết, tích trữ nước, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.

    -  Xây dựng đập, hồ chứa, công trình điều tiết, tích trữ nước, phát triển nguồn nước trái quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.

    (2) Hộ gia đình khai thái nước dưới đất phải đăng ký

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước năm 2012 thì hộ gia đình  khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt thì không phải đăng ký, không phải xin phép trừ trường hợp khai thác nước dưới đất vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.

    So với Luật Tài nguyên nước năm 2012, thì theo khoản 4 Điều 52 Luật Tài nguyên nước năm 2023 quy định hộ gia đình khai thác nước dưới đất để sử dụng cho sinh hoạt của mình phải thực hiện kê khai để quản lý.

    Như vậy, đây được xem như một điểm đáng chú ý của Luật Tài nguyên năm 2023, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng nước trong sinh hoạt của các hộ gia đình

    (3) Rút ngắn thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất

    Cụ thể tại khoản 1 Điều 54 Luật Tài nguyên 2023, thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước được quy định như sau:

    - Giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn tối đa 10 năm, tối thiểu 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 05 năm.

    - Giấy phép khai thác nước biển có thời hạn tối đa 15 năm, tối thiểu 10 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm.

    - Giấy phép khai thác nước dưới đất có thời hạn tối đa 05 năm, tối thiểu 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 03 năm.

    - Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54  thì giấy phép được cấp theo thời hạn đề nghị trong đơn và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn giấy phép đã được cấp, gia hạn liền trước đó. 

    Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn 02 năm và được xem xét gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm.

    Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thì giấy phép được cấp, gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn (khoản 2 Điều 54 Luật Tài nguyên 2023)

    Tóm lại, Luật Tài nguyên nước năm 2023 đã sửa đổi, bổ sung nhiều điểm đáng chú ý so với Luật Tài nguyên nước năm 2012 nhằm cải thiện công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước. Luật Tài nguyên nước năm 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2024.

     
    302 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (24/07/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận