189 cá nhân, tổ chức Việt Nam có tên trong Hồ sơ Panama?

Chủ đề   RSS   

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #424090   10/05/2016

    "189 cá nhân, tổ chức Việt Nam có tên trong Hồ sơ Panama"

    Trên Vnxpress lại là 189 nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #424152   10/05/2016

    Cục trưởng Cục Chống tham nhũng lên tiếng về danh sách người Việt trong hồ sơ Panama

    Sáng 10/5, ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng cho biết, Thanh tra Chính phủ đang nắm bắt, theo dõi thông tin từ báo cáo của Panama được đăng tải trên mạng. Tuy nhiên có vào cuộc hay không phải chờ ý kiến chỉ đạo từ cấp Trung ương vì việc này phải phối hợp với rất nhiều lực lượng.

    Khẳng định trước đây chưa từng làm một vụ việc tương tự như hồ sơ Panama nên ông Phạm Trọng Đạt cho rằng, phải có nguồn cung cấp thông tin cụ thể thì mới vào cuộc xác minh, điều tra.

    “Nguồn này có chính xác hay không, mức độ chính xác đến đâu cần phải điều tra mới có thể làm rõ. Phải phối hợp với quốc tế thì mới thực hiện được chứ không thể tin ngay các tài liệu đó và cũng không thể đơn phương làm được”- ông Đạt nhấn mạnh.

    Theo báo Dân Trí, vào khoảng 14h ngày 9/5 (giờ Mỹ), tức 2h sáng ngày 10/5 (giờ Việt Nam), Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) đã hoàn tất việc công bố Hồ sơ Panama dưới dạng cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm được tại địa chỉ https://offshoreleaks.icij.org.

    Như vậy, từ thời điểm hiện tại, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được với những thông tin "gây sốc" toàn thế giới chỉ với những thao tác tương tự như tìm kiếm thông tin trên Google và biết được những ai đứng sau 320.000 công ty hải ngoại.

    Riêng độc giả tại Việt Nam có thể truy cập vào địa chỉ Offshore Leaks như đã nói ở trên để tra cứu những cái tên Việt hoặc công ty do người Việt đứng sau.

    Nếu như trong ngày 9/5, dữ liệu tại website cho thấy có 104 cá nhân và tổ chức ở Việt Nam "lọt" vào tài liệu Panama thì đến nay số lượng đã lên tới 189. Phân nửa trong số này là những cái tên "thuần Việt", còn lại có tên ngoại quốc. Trong số đó có những cái tên doanh nhân, doanh nghiệp khá quen thuộc.

    Cùng với đó, tài liệu này cũng công khai danh tính 23 cá nhân, tổ chức trung gian; 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài và 185 địa chỉ ở Việt Nam (chủ yếu là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Đây chỉ là một phần trong 200.000 doanh nghiệp ở nước ngoài do các cá nhân giàu có trên thế giới lập ra mà ICIJ công bố.

    19 công ty hải ngoại có liên quan đến các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam chủ yếu được đặt tại Quần đảo British Virgin thuộc Anh, chỉ có 1 công ty trong số đó là đặt tại Panama.

     

    Cập nhật bởi bravolaw ngày 10/05/2016 02:04:09 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bravolaw vì bài viết hữu ích
    thachanthat (10/05/2016)
  • #424157   10/05/2016

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1182 lần


    Cho tớ hòi xíu, không lẽ cứ có tên trong cái hồ sơ Panama gì đó thì đều là có hành vi trốn thuế hết à? Vì click vô thì nó ra cái sơ đồ gì chả hiểu gì hết mà chả nói cụ thể nội dung ra sao.

     
    Báo quản trị |  
  • #424170   10/05/2016

    Trong hồ sơ Panama có một số nhà đầu tư Việt Nam bị nêu tên song cũng chưa thể kết luận việc đầu tư ra nước ngoài của họ là phạm pháp. Nếu tuân thủ các quy định về pháp luật đầu tư và pháp luật ngoại hối, họ hoàn toàn có quyền.

     Chỉ coi dữ liệu từ Hồ sơ Panama là nguồn tham khảo để điều tra nghi vấn rửa tiền, trốn thuế, gian lận thuế với những cá nhân có liên quan. Khi có thông tin đầy đủ và chính xác mới, cơ quan điều tra có thể khởi tố về các hành vi được quy định tại Bộ luật Hình sự.

    Theo quy định của pháp luật đầu tư, pháp luật ngân hàng và thuế, một tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân hoàn toàn có quyền đầu tư ra nước ngoài nếu tuân thủ các điều kiện và quy trình sau.

    Bước thứ nhất, doanh nghiệp lập dự án đầu tư và xin Cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài tại Bộ Kế hoạch và đầu tư.

    Bước thứ hai, khi đã có Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư liên hệ với Ngân hàng nhà nước để xin Giấy phép mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài, rồi mở tài khoản này tại một ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

    Đây là cách giúp các cơ quan nhà nước kiểm soát nguồn ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam. Sau khi tiến hành các thủ tục nêu trên, nhà đầu tư có thể tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài hợp pháp và cũng có thể chuyển lợi nhuận về Việt Nam.

     
    Báo quản trị |