Thế chấp qsdđ khi vay ngoài trả NH, để vay lại NH

Chủ đề   RSS   
  • #610793 20/04/2024

    roituday20

    Sơ sinh

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:20/04/2024
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thế chấp qsdđ khi vay ngoài trả NH, để vay lại NH

    E đang vay tiền của Ngân Hàng ( có thế chấp sổ đỏ ), bây giờ e muốn vay tiền ( bên ngoài) để trả nợ NH rồi vay lại Ngân Hàng. Nhưng bên e vay ( để trả NH )họ nói là muốn e làm giấy chuyển nhượng qsdđ cho họ thì họ mới cho e vay ( để làm tin ). Vậy e có nên ko ạ ? Vậy có an toàn không ạ ? Tỷ lệ rủi ro cao không ạ ? Trong trường hợp nào, e sẽ bị mất qsdđ ạ ?

    Xin hãy tư vấn giúp e, e rối quá e cảm ơn.

     
    22 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #610923   25/04/2024

    motchutmoingay24
    motchutmoingay24
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2635
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 48 lần


    Thế chấp qsdđ khi vay ngoài trả NH, để vay lại NH

    Chào bạn,

    Đầu tiên, cần làm rõ là bạn không muốn bị mất quyền sử dụng đất, có nghĩa là bạn không có ý chí mong muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho bên cho vay.

    Giữa bạn và bên cho vay là quan hệ hợp đồng vay tài sản, tính chất của hợp đồng vay tài sản là bên vay sẽ không có quyền đối với bên cho vay, bạn có nghĩa vụ phải trả nợ gốc, trả lãi suất nếu có thỏa thuận về lãi suất.

    Nếu bạn giao giấy tờ qsdđ để đảm bảo khoản vay, thì giữa bạn và bên cho vay là quan hệ hợp đồng thế chấp tài sản.

    Khi bạn thực hiện hợp đồng chuyển nhượng qsdđ để giả tạo cho hợp đồng thế chấp tài sản thì hợp đồng chuyển nhượng qsdđ đó sẽ bị vô hiệu theo quy định tại Điều 124 Bộ Luật dân sự 2015:

    - Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc luật khác có liên quan.

    - Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

    Lúc này hợp đồng chuyển nhượng qsdđ sẽ vô hiệu, tuy nhiên không thể loại trừ rủi ro bên cho vay sẽ lật lọng. Nếu như bạn muốn khởi kiện để Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì bạn phải chứng minh được giữa bạn và bên cho vay là hợp đồng cho vay tài sản, không phải hợp đồng chuyển nhượng qsdđ. 

    Nếu trường hợp đồng chuyển nhượng qsdđ đã có chữ ký của bạn và bên cho vay, hợp đồng được công chứng, hai bên thực hiện thủ tục về đăng ký đất đai theo đúng quy định của pháp luật và bạn không có giao kết hợp đồng thế chấp tài sản thì bạn có khả năng cao sẽ mất quyền sử dụng đất của mình.

    Lời khuyên cho bạn là bạn nên thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, nếu bạn chỉ muốn vay tài sản (tiền) để trả nợ ngân hàng thì bạn thực hiện hợp đồng vay tài sản, nếu khoản vay cần bảo đảm bằng qsdđ thì thực hiện theo hợp đồng thế chấp tài sản, không thực hiện hợp đồng chuyển nhượng qsdđ khi bạn không thực sự có chủ ý muốn chuyển nhượng qsdđ của mình cho bên cho vay.

     
    Báo quản trị |