Ý nghĩa của thành ngữ "Quê cha đất tổ" là gì? Quê cha đất tổ được xem là nơi cư trú không?

Chủ đề   RSS   
  • #610083 29/03/2024

    trantuyetvan159

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2024
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ý nghĩa của thành ngữ "Quê cha đất tổ" là gì? Quê cha đất tổ được xem là nơi cư trú không?

    Khi nhắc về quê hương của mình thì mọi người thường sử dụng thành ngữ "Quê cha đất tổ". Vậy ý nghĩa khái quát nhất của "Quê cha đất tổ" là gì? Quê cha đất tổ được xem là nơi cư trú không?

    Ý nghĩa của thành ngữ "Quê cha đất tổ" là gì?

    "Quê cha đất tổ" là thành ngữ quen thuộc mang ý nghĩa chỉ về quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên với cội nguồn gốc gác của tổ tiên, ông cha ở đó từ rất lâu đời của mỗi con người trong cuộc sống.

    Thành ngữ quê cha đất tổ có ý nghĩa gắn bó tình cảm sâu sắc, thân thuộc với mỗi con người chúng ta. Nói cách khác, quê cha đất tổ là nơi mà gia đình, dòng họ đã nhiều đời sinh sống và làm ăn, có tình cảm sâu sắc ở nơi đó.

    Lễ hội Đền Hùng (mùng mười tháng ba) vào mỗi năm đều thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân cả nước.

    Hàng triệu người dân đất Việt hướng về quê cha đất tổ với những xúc cảm, nỗi niềm hạnh phúc vô hạn. Dù đường xá xa xôi cách trở, dù đi lại còn gặp nhiều vất vả nhưng ai ai cũng háo hức trẩy hội để nhớ về cội nguồn của mình.

    Đặc biệt vào ngày này, trên khắp thế giới, kiều bào ta ở nước ngoài cũng tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hướng về quê cha đất tổ, tri ân công đức Tổ tiên.

    QUE-CHA-DAT-TO

    Quê cha đất tổ được xem là nơi cư trú không?

    Căn cứ tại Điều 11 Luật cư trú 2020 có quy định về nơi cư trú của công dân như sau:

    - Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.

    - Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

    Dẫn chiếu khoản 1 Điều 19 Luật cư trú 2020 có quy định về nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.

    Theo đó, nơi cư trú của công dân được xác định như sau:

    (1) Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trong đó:

    + Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú (theo khoản 8 Điều 2 Luật cư trú 2020).

    + Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú (theo khoản 9 Điều 2 Luật cư trú 2020).

    (2) Đối với người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú nơi cư trú được xác đinh là nơi ở hiện tại của người đó.

    Trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.

    Như đã phân tích ở trên thì quê cha đất tổ là nơi sinh ra và lớn lên với cội nguồn gốc gác của tổ tiên, ông cha ở đó từ rất lâu đời của mỗi người.

    Khi đối chiếu với quy định về nơi cư trú trên thì có thể thấy quê cha đất tổ không mặc nhiên là nơi cư trú của cá nhân.

    Quê cha đất tổ chỉ được xem là nơi cư trú của cá nhân nếu cá nhân đã đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú tại đây.

    Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại quê cha đất tổ của mình thì quê cha đất tổ được xem là nơi cư trú của cá nhân nếu cá nhân đang sinh sống tại đây.

    Tóm lại, quê cha đất tổ có được xem là nơi cư trú hay không thì sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể nêu trên.

     
    948 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận