Xử phạt với hành vi ngược đãi do gia đình gây ra

Chủ đề   RSS   
  • #521678 26/06/2019

    Xử phạt với hành vi ngược đãi do gia đình gây ra

    Người chị mình quen biết suốt ngày nhắn tin, gọi điện than phiền với mình về việc chồng không quan tâm gì đến mình. Từ lúc sinh con đến nay, chị nghỉ việc luôn để lo ở nhà chăm con, còn mỗi chồng đi làm kiếm tiền cho gia đình nhỏ. Chị bảo dạo thời gian gần đây không biết thế nào mà anh không còn quan tâm gì, anh cũng không đưa tiền cho chị đi chợ, hai vợ chồng hay cãi vã dù chỉ là những chuyện nhỏ nhặt, có những hôm cãi nhau anh bắt nhốt chị vào phòng rồi để chị nhịn đói nhịn khát 2 hôm liền.

    Mình có tìm hiểu thì thấy pháp luật có quy định xử phạt về những hành vi đối xử ngược đãi như vậy, theo Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình, cụ thể:

    1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

    b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

    Như vậy, pháp luật cũng đi đến thực tiễn đời sống hằng ngày để có thể xử phạt những hành vi ngược đãi do người khác gây ra cho mình, kể cả người thân trong gia đình. Hãy lên tiếng để những người xấu bị trừng phạt, vì một cuộc sống tốt đẹp, sử dụng pháp luật bảo vệ chính bản thân mình.

     

     
    4503 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytien317 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #521685   26/06/2019

    Vấn đề này còn bất cập nhỉ, vì là phạt tiền nên nhiều sẽ không báo công an vì các hành vì này vì tiền phạt cũng lấy từ gia đình ra và họ thường im lặng chứ không muốn mất tiền nếu vẫn muốn sống bên người thân

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytien317 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/06/2019)
  • #521689   26/06/2019

    "Xấu chàng hổ ai"  chuyện gia đình tâm sự với người thân thì được chứ đi trình bày rồi chờ xác nhận, xử phạt vi phạm hành chính thì cũng là chuyện không phải hay ho gì chứ chưa nói là mất tiền chồng hay tiền chung. Những chuyện cãi cọ rồi bắt nhốt chưa cần biết là người vợ sau hay đúng nhưng cũng đủ để nhìn nhận lại tình cảm của đôi bên. Có một lần như vậy thì không chắc không có lần hai, liệu có quá đáng hơn không.... phải suy nghĩ lại thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #521718   26/06/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Nếu người chồng thường xuyên có hành vi ngược đãi vợ, và đối xử tồi tệ, xâm phạm đến thân thể của vợ, khiến nạn nhân bị đau đơn về thể xác, tinh thần thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm Hình sự về tội ngược đãi vợ mình quy định Tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 và phải chịu mức phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

     
    Báo quản trị |  
  • #521746   26/06/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


    Xử phạt với hành vi ngược đãi do gia đình gây ra.

    Bạo lực gia đình hay bạo hành gia đình có thể được nhìn nhận dưới hành vi xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng hoặc danh dự của những người thân trong gia đình. Bạo hành gia đình nếu không bị ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến đổ vỡ trong hôn nhân hoặc chịu rủi ro pháp lý cao hơn. Ngược đãi với người thân trong gia đình bị xử phạt như thế nào? Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Điều 80. Quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng Hành vi đi ngược lại với nghĩa vụ trên sẽ bị pháp luật xử lý thích đáng, cụ thể: Xử phạt hành chính đối với hành vi hành hạ, ngược đãi cha mẹ Căn cứ theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì: Điều 50. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình 1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này. Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi ngược đãi cha mẹ Hành vi hành hạ, ngược đãi cha mẹ này của chị dâu bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: Căn cứ theo điều 151 bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì: Điều 151. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn htham2501 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/06/2019)
  • #521758   26/06/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Vấn đề bạo lực gia đình diễn ra rất nhiều và phổ biến ở các gia đình, mà chủ yếu là người vợ bị bạo hành bởi chồng. Thế nhưng, rất ít vụ được đưa ra ánh sáng, bởi người vợ luôn nhẫn nhịn, im lặng chịu đựng, một phần vì sợ hãi, một phần vì thương con, không muốn truy cứu đến cùng. Do đó, tình trạng bạo hành ngày càng tồi tệ hơn. Đã đến lúc người phụ nữ thoát ra khỏi những sợi dây kì thị trói buộc, cần biết lên tiếng đúng lúc để bảo vệ bản thân mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #521903   27/06/2019

    Thế nào là tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình?

    Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 185 Bộ Luật hình sự 2015: “1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.” Theo đó, Ngược đãi ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, được hiểu là sự đối xử tồi tệ về mọi mặt đối với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, hoặc người có công nuôi dưỡng mình một cách thường xuyên. Hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, được hiểu là việc đốĩ xử một cách tàn ác với ông bà, cha mẹ, vợ chổng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình mọt cách thường xuyên.
     
    Báo quản trị |  
  • #521911   27/06/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Liên quan đến việc đối xử tồi tệ với thành viên gia đình thì theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 nêu rõ:

    Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

    1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

    b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

    Như vậy ngoài việc xử phạt hành chính về hành vi đối xử tệ bạc với người trong gia đình thì trong các trường hợp nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự về hành vi này.

    Thông tin trao đổi cùng bạn!

     
    Báo quản trị |  
  • #522805   05/07/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Bạo lực gia đình luôn là nỗi lo của xã hội. Trên thực tế có rất nhiều bậc làm cha làm mẹ có suy nghĩ, sinh con ra được, nuôi con được thì đánh con được. Hay là thậm trí là con cái thì bố mẹ muốn làm gì thì làm. Vậy nên những suy nghĩ hành động đó đã và đang ảnh hưởng tới tâm lý và sự phát triển của 1 đứa trẻ. Sau này sẽ để lại hậu quả trên chính nhan cách, suy nghĩ và lối sống của 1 đứa trẻ. vậy nên, cần và rất cần sự bảo vệ của pháp luật đới với các em nhỏ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #523634   23/07/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Muốn phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả cần kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hòa giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

     
    Báo quản trị |  
  • #523655   23/07/2019

     

    Theo mình thấy vấn đề này dù luật có quy định nhưng cũng khó thực thi. Do tiền xử phạt thì cũng chuyển từ người chồng sang người vợ thôi. Trừ trường hợp người chồng bạo hành gia đình gây thương tích cho người vợ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #523657   23/07/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Theo quy định hiện hành thì cha mẹ, con cái và những thành viên khác trong gia đình có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc nhau. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc ngược đãi giữa cha mẹ, con cái là việc không ít gặp, đây là hành động đáng lên án, người vi phạm tất nhiên cần bị xử lý theo đúng quy định.
     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #524171   29/07/2019

    Điều 49 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình:

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

    2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

    Theo quy định của pháp luật, trường hợp chồng chị có hành vi đánh đập, ngược đãi vợ con thì thùy theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định, vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Như vậy trường hợp thấy cuộc sống hôn nhân của gia đình không hạnh phúc, không thẻ kéo dài được nữa thì đối phương có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho vợ chồng anh (chị) theo quy định của pháp luật.

    Cập nhật bởi thanhthuc30 ngày 30/07/2019 09:24:25 SA Cập nhật bởi thanhthuc30 ngày 30/07/2019 08:19:21 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthuc30 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/07/2019)
  • #574029   28/07/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Tuy là có quy định xử phạt đối với hành vi bao lực gia đình, ngược đãi thành viên gia đinh nhưng thực tế việc thực thi rất hạn chế. Và theo quan điểm của mình việc xử phạt không thực sự có giá trị răn đe hay làm giảm thiệu nạo bạo lực gia đình (nếu có thì cũng rất ích). Mình thấy, việc tuyên truyền, giáo dục về giá trị, tầm quan trọng của gia đình có thể sẽ mang lại hiệu quả hơn. Ý thức của mọi người về giá trị của gia đình sẽ giúp giảm thiểu tình trạng này.

     
    Báo quản trị |  
  • #574052   28/07/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1303)
    Số điểm: 9940
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 190 lần


    Tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung. Nếu người vợ bị ngược đãi, người chồng bị phạt thì tiền nộp phạt vẫn có một phần của người vợ. Thường thì người vợ vẫn nhẫn nhịn nếu muốn sống tiếp bên cạnh chồng, chỉ khi nào tức nước vỡ bờ, không muốn chung sống nữa thì mới có khả năng tố cáo vi phạm. 

     
    Báo quản trị |  
  • #575078   31/08/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Liệu rằng khi chúng ta tố giác hành vi vi phạm của thành viên trong gia đình thì có đảm bảo mình sẽ không bị ngược đãi nữa hay không hay bị còn nặng hơn nữa? Đó cũng là lý do việc thực thi quy định pháp luật về hành vi ngược đãi thành viên trong gia đình còn nhiều hạn chế, trừ phí họ “hết chịu đựng nổi” rồi.

     
    Báo quản trị |