Xử phạt HC về đánh nhau

Chủ đề   RSS   
  • #348891 08/10/2014

    Xử phạt HC về đánh nhau

    vào ngày 21/09/2014 tai ap X, xã Y có mâu thuẫn đánh nhau. Ông A chửi ông B, Ông B chửi lại. Ông A từ bên nhà cầm khúc cây đánh ông B, Ông B dùng tay đánh lại ông A, ông A bị Thương ở mắt. Ông B không có bị thương. hỏi luật sư ai đúng, ai sai. có nên xử lý cả 2 không. (luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 167/2013/NĐ-Cp)

     

     
    33545 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #348942   08/10/2014

    cho e hỏi vậy xử lý ai. có phải xử lý cả 2 không. 

     
    Báo quản trị |  
  • #349012   08/10/2014

    Dungga_Pro
    Dungga_Pro
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 1884
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 87 lần


    phamthixuantinh viết:

    vào ngày 21/09/2014 tai ap X, xã Y có mâu thuẫn đánh nhau. Ông A chửi ông B, Ông B chửi lại. Ông A từ bên nhà cầm khúc cây đánh ông B, Ông B dùng tay đánh lại ông A, ông A bị Thương ở mắt. Ông B không có bị thương. hỏi luật sư ai đúng, ai sai. có nên xử lý cả 2 không. (luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 167/2013/NĐ-Cp)

     

    Về thương tích thì phải xác định mức độ của A thế nào mới có hướng xử lý chính thức. Trường hợp vụ việc chỉ có tính chất hành chính thì mỗi người vi phạm đều phải chịu chế tài xử phạt hành chính khi xác định tính có lỗi của họ trong từng hành vi vi phạm. Cụ thể: B phải chịu trách nhiệm về hành vi xâm hại sức khỏe người khác theo quy định tại điểm e, Khoản 3, Điều 5 NĐ số 167/2013/NĐ-CP. Còn A phải chịu trách nhiệm về hành vi đánh nhau theo quy định tại Điểm a, khoản 2, Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dungga_Pro vì bài viết hữu ích
    nghia0977123 (27/09/2016)
  • #349158   09/10/2014

    nhưng mà A cầm cây qua đánh B trúng một cái không có thương tích gì, chỉ bị chấn thương phần mềm. còn B phản bác nói là tự vệ, đánh A lại bằng tay nhưng đánh A bị thương ở mắt nhưng không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. xin hỏi luật sư có nên xử lý cả 2 không, hay là xử lý A vì A cầm cây đánh trước, hay xử lý B vì B phản bác nói tự vệ  mà đánh A bị thương ở mắt. hay xử lý cả 2 về hành vi nào? trong khi chờ đợi xin cảm ơn luật sư.

     
    Báo quản trị |  
  • #349171   09/10/2014

    domanhhlu
    domanhhlu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2014
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Chào bạn!

    Việc anh A, B mâu thuẫn dẫn tới đánh nhau được coi là dấu hiệu của hành vi gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, vì mức độ của hành vi chưa nguy hiểm, chưa gây ra thương tích nào lớn cho cả 2 bên nên trong trường hợp này A, B sẽ bị xử lý vi phạm hành chính đối với từng hành vi mà A, B đã vi phạm. Theo quy định tại Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì mức xử phạt được quy định như sau:

    Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

    b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

    c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

    2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

    b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

    d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

    đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

    e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

    g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

    h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

    b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

    c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

    d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;

    đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;

    e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;

    g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

    h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

    i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;

    k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;

    m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.

    4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;

    b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".

    5. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

    6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

     
    Báo quản trị |  
  • #349445   10/10/2014

    Theo tôi thì cả 2 đều bị xử lý hành chính: A bị xử phạt về hành vi đánh nhau, B bị xử phạt về hành vi xâm hại sức khỏe người khác. Việc A cầm cây qua nhà B, B có thể chọn cách phòng vệ khác. Trong trường hợp này B luôn chọn cách đáp trả lại hành vi của A: A chửi thì B chửi lại, A sang đánh nhau thì B đánh lai. Việc B dùng tay đánh gây thương tích cho A trong khi A cầm cây có thể B biết mình có đủ khả năng đánh lại A được.

    Đây là ý kiến cá nhân do tình huống trên đưa ra nội dung chung, khi giải quyết thì cần căn cứ vào các chi tiết cụ thể hơn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #349522   10/10/2014

    xin cho hỏi, với nội dung trên, A chửi B, B chửi lại. B bỏ qua nhà người khác, A vẫn chửi, B vẫn chửi lại nên A cầm cây qua nhà người khác đánh B trúng một cái, B dùng tay đánh lại A bị thương nhẹ ở mắt. hỏi xử lý ai. A và B không. nếu xử lý hành vi gì theo nghi dinh 167. xin cảm ơn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #571384   18/05/2021

    A, B mâu thuẫn với nhau dẫn đến. A tát B; B đấm vào mặt A. Hậu quả, B không bị thương tích; A bị thương tích 10 % nhưng sau đó rút đơn và đề nghị miễn truy cứu TNHS. Vậy hành vi A, B xử lý hành chính về hành vi đánh nhau hay là hành vi xâm hại sức khỏe theo NĐ167

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaiduytrinh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/05/2021)