Xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng hải- Người lái ô tô cần phải biết

Chủ đề   RSS   
  • #482607 18/01/2018

    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng hải- Người lái ô tô cần phải biết

    Hôm này mình cũng xin chia sẽ điểm mới được quy định tại Nghị định 142/2017/NĐ-CP ngày 11/12/2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

    Mình biết mọi người sau khi đọc tiêu đề sẽ đặt ra câu hỏi thật lớn trong đầu. Tại sao xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng hải thì có liên quan gì đến người điền khiển ô tô mà cần phải biết về quy định này? Đúng là mình cũng bất ngờ khi mình xem Nghị định 142/2017/NĐ-CP ngày 11/12/2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng hải mà quy định xử phạt hành chính đối với người điều khiển ô tô và các phương tiện khác tương tự ô tô trong vùng đất cảng.

    mức phạt tiền lên đến 18 triệu đồng, cùng với hình thức phạt bổ sung là tước GPLX có thời hạn từ 04 tháng đến 06 tháng. Quy định cụ thể tại Điều 17 của Nghị định 142/2017/NĐ-CP ngày 11/12/2017 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng hải như sau:

    Điều 17. Vi phạm quy định đối với người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô trong vùng đất cảng

    1. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/giờ đến dưới 10 km/giờ.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/01 lít khí thở;

    b) Điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/giờ đến 35 km/giờ.

    4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở;

    b) Điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/giờ.

    5. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/01 lít khí thở.

    6. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này;

    b) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 mà gây tai nạn giao thông hoặc hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

    c) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn từ 03 tháng đến 05 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

    d) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ có thời hạn 04 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

    Theo quy định trước đây tại Nghị định 93/2013/NĐ-CP ngày 20/08/2013thì không có quy định xử phạt hành chính đối với người điều khiển xe ô tô và phương tiên tương tự ô tô trong vùng đất cảng.

    Và theo quy định tại khoản 8 Điều 4 của Bộ luật hàng hải: “Vùng đất cảng: là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.”

    Xin thông tin đến các thành viên DanLuat!

     
    2367 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #482623   18/01/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Bài viết của chủ thớt khá hay khi đã phát hiện ra điểm mới của văn bản liên quan đến việc xử phạt người điều khiển phương tiện trong vùng đất cảng, hành vi điều khiển xe vượt qua tốc độ quy định tại khu vực này có thể bị xử phạt hành chính. Đến lúc này mình cũng băn khoăn ai sẽ có thẩm quyền xử phạt việc chạy quá tốc độ này thì đã có câu trả lời khi xem tại phần thẩm quyền của văn bản. Theo đó, tại Điều 64 Nghị định 142/2017/NĐ-CP thì
     
    Điều 64. Thẩm quyền của lực lượng Công an nhân dân
     
    1. Lực lượng Công an nhân dân có quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực ngành mình quản lý được quy định tại: điểm d và điểm e 
     
    khoản 2 Điều 12; các Điều 13, 18, 28, 30; các khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 10 Điều 33; điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 35 của Nghị định này.
     
    2. Mức phạt tiền tối đa và thẩm quyền xử phạt của lực lượng Công an nhân dân được thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 và Điều 39 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
     
    Như vậy đối chiếu với quy định này thì lực lượng công an nhân dân không có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vượt quá tốc độ tại khu vực đất cảng này mà nó lại thuộc về thẩm quyền của các lực lượng khác bên ngành hàng hải như thanh tra, cảng vụ hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh. Việc quy định cũng rất hợp lý bởi thẩm quyền của công an nhân dân chỉ được giới hạn trông phạm vi cơ giới đường bộ, còn khi đã vào vùngô đất cảng thì nó đã thuộc về thẩm quyền của những cá nhân trong vùng đất cảng riêng biệt này.
     
     
    Báo quản trị |