Xử lý vi phạm hành chính khi người vi phạm cố tình trốn tránh

Chủ đề   RSS   
  • #573149 30/06/2021

    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Xử lý vi phạm hành chính khi người vi phạm cố tình trốn tránh

    Thứ nhất, việc lập biên bản vi phạm hành chính, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

     

    "Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính

    ...

    2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

     

    Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến."

     

    Theo đó, nếu người vi phạm trốn tránh thì có thể lập biên bản có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

     

    Thứ hai, việc ra quyết định thì dựa trên biên bản vi phạm hành chính đã lập, dù người vi phạm có trốn tránh thì vẫn ra quyết định như bình thường.

     

    Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người vi phạm để thi hành theo hướng dẫn tại Điều 70 Luật này:

     

    "Điều 70. Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành

    ...

    Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao."

     

     

     
    1140 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huynhthu95 vì bài viết hữu ích
    truongvanthuong100487@gmail.com (09/04/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578428   26/12/2021

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn về việc xác định thế nào là “cố tình trốn tránh, trì hoãn” thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Từ đó dẫn đến việc xác định một hành vi thế nào là trốn tránh cũng găp nhiều khó khăn.

     
    Báo quản trị |