Xử lý như thế nào việc “Mạo danh dược sĩ, bác sĩ để “bán thuốc online”

Chủ đề   RSS   
  • #557849 15/09/2020

    hoamattroi9297

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2020
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 970
    Cảm ơn: 76
    Được cảm ơn 119 lần


    Xử lý như thế nào việc “Mạo danh dược sĩ, bác sĩ để “bán thuốc online”

    Mạo danh bác sĩ bán thuốc online

    Mạo danh bác sĩ để bán hàng online - Hình minh họa

    Hình thức bán hàng online phát triển mạnh trên mạng xã hội đã kéo theo hành vi chuộc lợi của một số cá nhân. Đặc biệt là hành vi “Mạo danh dược sĩ, bác sĩ để “bán thuốc online”. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của các bác sĩ dược sĩ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mua hàng. Không giống với hình thức  bán thuốc tại các nhà thuốc cố định chỉ tiếp cận các khách hàng lai vãng, bán hàng online gây hậu quả rộng hơn rất nhiều. Vì hình thức bán hàng online có thể tiếp cận khách hàng trên khắp cả nước. Vậy, xử lý như thế nào hành vi Mạo danh dược sĩ, bác sĩ để “bán thuốc online”

    1. Xử ký như thế nào với hành vi mạo danh?

    Xử phạt vi phạm hành chính theo theo điểm g Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP  với hành vi giả mạo bác sĩ dược sĩ “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

    Có thể truy cứu hình sự nếu thỏa mãn cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    (Điều 174 BLHS BLHS 2015)

    Việc mạo danh bán thuốc ở đây là hành vi gian dối để lấy lòng tin nhằm thu lợi bất chính từ khách hàng nên nếu thỏa mãn cấu thành của tội này thì người mạo danh bác sĩ được xử ký hình sự với tội danh trên..

    2. Trường hợp nếu bán dược phẩm, mỹ phẩm là hàng giả

    a. Xử phạm vi phạm hành chính

    Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 11 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hàng vi buôn bán thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt cụ thể tùy theo số lượng và giá trị của số hàng đó. Giao động từ 1.000.000 – 100.000.000 đồng.

    Cụ thể mức phạt như thế nào bạn có thể xem tại Điều Điều 11 Nghị định 185/2013/NĐ-CP

    b. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

    Hành vi trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn cấu thành của Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192 BLHS 2015) Khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

    Tùy theo mức độ thiệt hại, thu lợi bất chính, giá trị hàng hóa, hậu quả của việc buôn bán hàng giả mà có thể bị xử lý hình sự với các mức phạt khác nhau.

    3.Trường hợp thuốc,dược phẩm không phải hàng giả

    Trong trường hợp,nếu việc mạo danh dược sĩ, bác sĩ hay cơ quan tổ chức như bệnh viện, phòng khám mà sử dụng buôn bán hàng thật thì sẽ không bị xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự với tội danh liên quan đến hàng giả trên. Nếu thỏa mãn cấu thành quy định thì có thể bị xử lý hình sự với tội sau đây:

    - Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác tại Điều 315 BLHS 2015 Khoản 117 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. ở trường này, việc mạo danh bác sĩ dược sĩ để bán thuốc đã vi phạm các quy định về  bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác như: không có trình độ, bằng cấp về dược học, y học,  bán thuốc theo quy định của nhà nước.

    Cập nhật bởi hoamattroi9297 ngày 15/09/2020 01:32:14 CH
     
    2413 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hoamattroi9297 vì bài viết hữu ích
    NguyenThanhNgan123 (15/09/2020) ThanhLongLS (15/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận