Xử lý cán bộ, công chức sinh con thứ ba

Chủ đề   RSS   
  • #511325 31/12/2018

    Xử lý cán bộ, công chức sinh con thứ ba

    Trước tiên cần lưu ý rằng hành vi sinh từ con thứ 3 trở lên không phải là hành vi vi phạm đối với tất cả mọi người; việc xử lý hành vi vi phạm này chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và Đảng viên. 

    Về việc xử lý đối với với cán bộ, công chức thì sẽ có 2 phần như sau:

    1. Xử lý theo quy định về cán bộ, công chức, viên chức:

    Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 (Khoản 4 Điều 8) thì cán bộ, công chức có nghĩa vụ “Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước”. Theo đó, việc sinh từ con thứ 3 trở lên đã vi phạm chính sách về kế hoạch hóa gia đình và sẽ phải chịu kỷ luật theo quy định.

    Việc kỷ luật này sẽ áp dụng theo các văn bản sau:

    Đối với cán bộ: Nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức;

    Đối với công chức: Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;

    Các hình thức xử lý kỷ luật này hầu như là như nhau: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc (đối với cán bộ thì còn 2 hình thức là Hạ bậc lương; Hạ ngạch; với công chức thì có thêm hình thức Hạ bậc lương).

    Việc áp dụng hình thức xử lý nào thì sẽ căn cứ theo mức độ vi phạm và quy định của các văn bản trên cũng như Quy chế của cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, thường thì với vi phạm nhẹ (sinh con thứ 3, thứ 4) thì hình thức xử lý chủ yếu chỉ là khiển trách, cảnh cáo.

    2. Xử lý theo quy định về Đảng:

    Đối với trường hợp sinh con thứ ba, việc xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 27Quy định 102-QĐ/TWnăm 2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành. Theo đó, trường hợp sinh con thứ 3 thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

    "Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình

    1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

    a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

    b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

     
    15561 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Camgiangsn vì bài viết hữu ích
    vanthanhndcd@gmail.com (12/10/2019) ThanhLongLS (17/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận