Xử lý cán bộ, công chức... chảnh!

Chủ đề   RSS   
  • #430835 15/07/2016

    lynguyen77.uel

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/07/2016
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 1135
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 24 lần


    Xử lý cán bộ, công chức... chảnh!

       Chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng từng đi đến các cơ quan nhà nước để làm một số thủ tục hành chính như: đăng ký hộ khẩu, đăng ký kinh doanh, chứng nhận giấy tờ, làm sổ sách, làm giấy CMND, khám sức khỏe ở bệnh viện công...  Và nhiều nơi trong số đó, ta sẽ bắt gặp, tiếp xúc trực tiếp với những cán bộ, công chức có lối ứng xử, hành động "khô khan", thiếu thân thiện; nặng hơn nữa thì có thể nói là khó chấp nhận. Điều tôi muốn nói không phải là hạch sách, kiếm chuyện để "đòi hỏi", hoạnh họe với dân mà là tỏ thái độ khó chịu, thiếu khiêm nhường. 

       Đi làm hồ sơ, giấy tờ có bị nhăn xíu (do quá trình cầm, nắm) thì y như rằng mặt chị cán bộ nhăn còn hơn tờ giấy. Đi khám sức khỏe, mỗi việc phát số thứ tự cho người bệnh thôi cũng y như lúc còn đi học cô giáo trả bài kiểm tra bị điểm kém. Mọi người chắc ai cũng tự hỏi: "Ủa, mình có làm gì phật lòng họ đâu mà coi mình còn thua cả con ghẻ" .

       Nguyên nhân chính là sự ảo tưởng quyền lực.Họ hay bị nhầm lẫn rằng mình là người có quyền lực, ban phát quyền lực. Trong khi thực tế, họ đang thực hiện quyền lực của nhà nước, chính họ đang phục vụ nhân dân. Dù rằng việc tiếp dân, xử lý giấy tờ có áp lực, có stress đi chăng nữa; không giữ được thần thái nhẹ nhàng thì cũng không nên nhăn đôi lông mày như vậy, trông thật khó coi. Thái độ đấy đôi khi còn hơn cả từ chảnh!!!

       Một điều sai lầm của chúng ta là khi đi đến cơ quan nhà nước làm thủ tục hành chính hay có tâm lý sợ sệt, phụ thuộc. Chính nét mặt như cầu cứu, van lơn của chúng ta củng cố thêm phần nào sự ảo tưởng của các "vị" ấy. Thế là họ lại càng được nước tự sướng với cảm giác làm ông to, bà lớn.

       Xét về khía cạnh của pháp luật, Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức đề cập các hành vi bị xử lý kỷ luật tại Điều 3 trong đó có : vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ... Rõ ràng quy định này quá chung chung, mơ hồ. Một anh cán bộ khi làm thủ tục mà không chào dân, một chị công chức nhận hồ sơ của dân mà nhăn mặt như Tào Tháo rượt cũng sẽ chẳng bị khiển trách, hay nhắc nhở gì. 

       Nếu cán bộ nào, công chức nào cũng thế thì chẳng ai muốn đến cơ quan hành chính nữa. Nói đi cũng phải nói lại, nhiều cán bộ vẫn trong sạch, gần dân đúng nghĩa. Không đâu xa, trong thành phần các anh chiến sĩ CAGT mà chúng ta vẫn hay cầu trời khấn phật đừng bao giờ gặp mặt cũng có anh dễ thương, anh dễ cáu.

       Ý tôi không phải ai phạt mình là dễ cáu, ai không phạt là dễ thương. Hẳn các bạn còn nhớ câu chuyện anh cảnh sát giao thông phạt cậu thanh niên vi phạm phải mua kẹo cao su giúp bà cụ ở Đà Nẵng, hay đội công an phân luồng giao thông mua cơm trưa cho thí sinh ở xa trong kỳ thi tuyển sinh cách đây không lâu...

       Pháp luật chẳng thể quy định hay sửa đổi làm sao để cán bộ nào cũng là nô bộc, là đầy tớ để phục vụ tốt nhất cho dân. Điều này phải xuất phát từ chính cái tâm, thay đổi trong chính suy nghĩ của họ mà thôi. Và tất nhiên, điều đó sẽ xảy ra khi phép màu không chỉ có trong chuyện cổ tích...

     

     
    16824 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang 1234>
Thảo luận
  • #430993   17/07/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Tôi không nghĩ đó là sự "ảo tưởng quyền lực" mà thực sự là cán bộ, công chức được giao quyền lực tùy vào chức năng và nhiệm vụ của họ trong bộ máy : họ thực sự có quyền lực.

    Vấn đề họ "chảnh" vì các lý do sau (chỉ là ý kiến cá nhân tôi):
    - "chảnh" để làm khó nhằm nhũng nhiễu để vòi tiền "gở vốn" do đã bỏ tiền ra chạy vào công chức nhà nước.

    - Người dân ít biết về quy định của pháp luật nên phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ, hướng dẫn của công chức. Lý do này đang có xu hướng giảm vì việc phổ biến pháp luật tốt hơn nhờ mạng internet mà DÂN LUẬT là điển hình.

    - Việc tuyển dụng, đánh giá và đề bạt cán bộ, công chức hiện nay chỉ nhằm mực đích có lợi cho cán cán bộ, lãnh đạo cấp trên và thiếu dân chủ (người dân là chủ thể trực tiếp chịu ảnh hưởng nhưng không được có ý kiến).

    Việc tuyển dụng đề bạt con cháu, họ hàng cùng làm việc trong một cơ quan, một địa phường...dù người dân biết rõ nhưng không có quyền có ý kiến gì khi tuyển dụng hay đề bạt cán bộ, công chức là minh chứng rõ nhất.

    Chỉ cần quy định nếu bị khiếu nại ĐÚNG TỪ 10 LẦN trong 1 năm thì sẽ bị sa thải thì mọi việc sẽ tốt thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #430995   17/07/2016

    thuyloan6689
    thuyloan6689

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2013
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 290
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 7 lần


    vậy sao bạn không nói người dân có những người toàn trời ơi đất hỡi không, mình nói nhẹ nhàng, giải thích từ tốn tỉ mỉ từng chút một để họ khỏi phải đi qua đi lại nhiều lần tốn thời gian của họ mà mình cũng mệt nữa, mà toàn kg chịu nghe chỉ thích làm ầm ầm lên :(

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thuyloan6689 vì bài viết hữu ích
    richphan234 (15/11/2017) DT_DA (05/12/2017) BINHTCB2007 (18/06/2018)
  • #431011   17/07/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    thuyloan6689 viết:

    vậy sao bạn không nói người dân có những người toàn trời ơi đất hỡi không, mình nói nhẹ nhàng, giải thích từ tốn tỉ mỉ từng chút một để họ khỏi phải đi qua đi lại nhiều lần tốn thời gian của họ mà mình cũng mệt nữa, mà toàn kg chịu nghe chỉ thích làm ầm ầm lên :(

    Chào bạn.

    Không nói đến người dân vì chủ đề này đang bàn về cán bộ, công chức thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #474859   15/11/2017

    thuyloan6689 viết:

    vậy sao bạn không nói người dân có những người toàn trời ơi đất hỡi không, mình nói nhẹ nhàng, giải thích từ tốn tỉ mỉ từng chút một để họ khỏi phải đi qua đi lại nhiều lần tốn thời gian của họ mà mình cũng mệt nữa, mà toàn kg chịu nghe chỉ thích làm ầm ầm lên :(

    Đồng ý với ý kiến của bạn, đôi khi mình nói đi cũng phải nói lại, người dân không phải ai cũng hiểu cho người thực thi pháp luật, có người họ không biết họ làm theo hướng dẫn, nhưng có những người rất ngang tàng, họ thực thi đúng khái niệm cán bộ là đày tớ của dân, hiểu vậy là đúng nhưng mình phải đứng trên 2 phương diện để hiểu nổi khỗ của người khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #431085   18/07/2016

    nhq1993
    nhq1993

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2015
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Nói chung ở ngành nào cũng có người này người kia, nhưng mình thấy cán bộ nhà nước có thái độ làm việc rất quan liêu. Cứ đụng đến giấy tờ, xin xỏ gì trên phường là bị "hành" phải 2-3 tuần mới lấy được @@

     
    Báo quản trị |  
  • #473169   31/10/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Làm ngành nghề nào cũng cần có cái tâm và thái độ làm việc tốt. Đối với ngành phụng sự nhân dân thì điều đó cần làm trên hết. Tôi thấy thời đại công nghệ cần nên áp dụng vào việc đánh giá thái độ của cán bộ công chức từ người dân thông qua hệ thống điện tử, và những cơ quan cần có những quy chế thưởng phạt dựa vào kết quả đánh giá này đề cải thiện thái độ của người làm cán bộ, công chức

     
    Báo quản trị |  
  • #474833   15/11/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Còn một lý do nữa khiến cán bộ, công chức chảnh là vì họ không sợ mất việc, vì họ đã được vào biên chế nhà nước, được ăn cơm nhà nước suốt đời. Và vì không sợ mất việc, họ không hề lo lắng đến chuyện dân đánh giá mình như thế nào, cấp trên đánh giá mình như thế nào, trừ những vi phạm quá nặng dẫn đến bị sa thải mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hoatuyetly152 vì bài viết hữu ích
    lynguyen77.uel (16/11/2017) chinamnhi (05/12/2017)
  • #474839   15/11/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Đôi khi nói chảnh quá thì cũng ko đúng mà thái độ của họ đã vậy rồi. Cá nhân mình không nói hoàn toàn các đối tượng này chảnh hay cố thái độ không tốt với người đi thực hiện. Thật sự thông cảm với việc phải làm việc nhiều và tiếp xúc nhiều nên mọi vấn đề thì cũng có thể thông cảm được. Tuy nhiên, đa phần nhận xét phản ánh đều là thái độ của họ đối với dân

     
    Báo quản trị |  
  • #474875   15/11/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Chảnh hay không không thể có cái nhìn phiến diện. Bởi gặp cán bộ công chức cậy quyền làm khó vòi vĩnh dân cũng có; Dân luôn nghĩ mình là chủ đất nước, quan chức chỉ là phục vụ cho dân rồi chửi bới trong khi lỗi là của mình cũng có. Tất nhiên phần lớn thực trạng nước ta vẫn là quan làm khó dân! Quan trên che quan dưới, xử lý không thể xuể từ xưa đến nay.

     
    Báo quản trị |  
  • #474887   15/11/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Theo mình thì dùng từ "chảnh" trong tình huống này không sát nghĩa lắm.

    Vì trong nhiều trường hợp cán bộ, công chức gây khó dễ, ngâm hồ sơ, hướng dẫn không rõ ràng là một cách "gợi ý".

    Ngoài ra, do tính chất công việc: họ làm nhiều hay ít, tốt hay dở đều hưởng 1 mức lương như vậy. Dẫn đến tình trạng lười biếng, nên khi có việc thì nhăn nhó, khó chịu và ... chảnh?!?

     
    Báo quản trị |  
  • #474922   16/11/2017

    Công chức, viên chức xét cho cùng là để phục vụ nhân dân, các chức danh, công việc sẽ có những nhiệm vụ nhất định, theo mình một bộ phận công chức, viên chức có thái độ không đúng mực là do người dân mình khi làm thủ tục hoặc có công việc tại cơ quan nhà nước còn có suy nghĩ nhờ vả họ, nể sợ mà không nghĩ họ phải làm trách nhiệm mà mình được giao.

     
    Báo quản trị |  
  • #476735   30/11/2017

    Từ nhiều năm nay, vấn đề văn hóa giao tiếp, ứng xử của cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước luôn được các cấp, các ngành quan tâm. Bởi thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù đã có nhiều quy định được ban hành nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức khi tiếp xúc với công dân thiếu tôn trọng, lịch sự, có thái độ “ban phát” thay vì “phục vụ” khiến cho không ít người dân chỉ “cực chẳng đã” mới đến các cơ quan hành chính nhà nước ...

    Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà văn hoá ứng xử trong giao tiếp là một trong những vấn đề cơ bản được quy định trong Quy chế văn hoá công sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg và cũng là một trong những nội dung được đề cập đến của chương trình cải cách hành chính. Đặc biệt, mới đây, khi Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực (ngày 1/1/2010), thì vấn đề văn hóa giao tiếp của cán bộ công chức cũng được đề cập một cách rõ ràng, toàn diện hơn ở mục 13 với 3 điều (từ điều 15 đến điều 17). Luật quy định: “Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá, thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ. Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu, thẻ công chức; có tác phong lịch sự, giữ gìn uy tín cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp. Khi giao tiếp với dân, cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân, có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ…”. Quy định là vậy song thực tế, hiện tượng cán bộ, công chức hướng dẫn, giải thích công việc một cách lòng vòng, khó hiểu, thái độ làm việc miễn cưỡng, chưa thật sự nhiệt tình, phiền hà, sách nhiễu khiến cho người dân có cảm tưởng như phải qụy lụy, xin xỏ.

    Cải cách hành chính có nhiều khâu, nhiều nội dung. Và văn hóa công sở, thái độ giao tiếp của cán bộ công chức chỉ là một khâu, một nội dung nhỏ song nếu không có đội ngũ cán bộ công chức lành mạnh, có đủ sức, đủ tầm để thực hiện thì không thể cải cách hành chính một cách hiệu quả. Dẫu biết rằng để thái độ ứng xử của con người là thói quen không dễ bỏ, để thay đổi không thể ngày một ngày hai, nhưng nếu mỗi cán bộ công chức đều nỗ lực thực hiện sẽ đạt được những kết quả nhất định

     
    Báo quản trị |  
  • #476749   30/11/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Pháp luật chẳng thể quy định về vấn đề này, nhưng thiết nghĩ mỗi cơ quan đều có một quy định, quy chế riêng về vấn đề tiếp dân. Nếu muốn thay đổi hình ảnh với công chúng, muốn có hình ảnh xấu với công chúng thì cứ việc như thế này.

     
    Báo quản trị |  
  • #477183   04/12/2017

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Xét cho cùng cán bộ, công chức làm việc là để phục vụ nhân dân. Vì lương họ hưởng được từ ngân sách nhà nước mà trong đó cũng một phần nhân dân đóng góp. Văn hóa công sở hay giao tiếp với người dân của công chức,viên chức từ nhiều năm nay đã trở thành vấn đề được đem ra bàn luận.

    Bên cạnh những người làm tốt chức trách thì vẫn còn đó những người mắc bệnh "chảnh" vì nghĩ rằng mình nắm quyền lực trong tay rồi thản nhiên lộng hành. Theo kiểu con ông cháu cha nên chẳng xem ai ra gì... Phải bị phê bình, kỷ luật nhiều lần trước nguy cơ mất việc mới biết hành xử văn minh.

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #477200   05/12/2017

    shochu
    shochu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2017
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 10 lần


    tôi gặp nhiều rồi, đi viết cái đề án PCCC, mình viết cho người nhà m luôn chứ chả phải làm dịch vụ, làm chuẩn chỉ đẹp đẽ, khoa học

    Ấy thế mà nó chưa đọc hs của m nó bảo là về đi, đi đi lại lại mấy lần nó nói toẹt ra là trả nó 3tr nó làm hết cho

    Tới hồi cực chẳng đã ông anh mình cho nó 3tr, rồi nó đóng cho cái dấu, ký cái rẹt, mở ra ôi làm hs còn lôi thôi hơn cả mình

     
    Báo quản trị |  
  • #477205   05/12/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Quay ngược lại quá trình một xíu, có thể chúng ta sẽ thấy được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.

    Lương công chức nhà nước rất thấp so với thị trường lao động hiện nay nhưng vẫn có hàng loạt người lên bờ xuống ruộng để được tham gia thi tuyển thậm chí là chạy chọt để có được một suất biên chế. Vậy mục đích thực sự của họ khi vào nhà nước là gì?

    Một là: Hy vọng sẽ kiếm chác được gì đó, có nguồn thu nhập bất ổn nhưng rất ổn.

    Hai là: Kiếm một công việc an nhàn, thảnh thơi, tàng tàng qua ngày tháng, biên chế suốt đời, không lo thất nghiệp

    Ba là: Quá đam mê quá nhiệt huyết. muốn phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.

    Chỉ tiếc rằng hiện tại số cán bộ công việc chức thuộc nhóm 3 chiếm quá ít và thậm chí còn bị ép đến nỗi văng ra khỏi vị trí vì "không cùng chí hướng" với nhóm đa số, kiểu thiểu số phục tùng đa số.

    Vậy nên hiếm hoi lắm mới thấy được hình ảnh một công chức chuẩn mực, phụng sự người dân với thái độ ôn hòa nhã nhặn. Ngay khâu đầu vào đã không ổn rồi thì mong chờ gì đầu ra chất lượng với cái môi trường đào tạo là cơ quan nhà nước.

    Cập nhật bởi chinamnhi ngày 05/12/2017 09:15:08 SA

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
  • #477222   05/12/2017

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Nói vậy chung chung quá, không hẳn là tất cả. 

    Có rất nhiều vụ lớn nhưng hễ xử lý là hỏi "Chứng cứ đâu?". Cá lớn thường khó nuốt hơn cá bé.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #477235   05/12/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Mình thấy rằng việc cán bộ công chức chảnh ở đây có lẽ có nhiều khía cạnh cần bàn luận. Có thể vì cán bộ công chức làm việc trong bộ máy nhà nước với đồng lương thấp hơn so với làm bên ngoài, nhưng khối lượng công việc hằng ngày lại ko phải ít, để làm hết đôi khi áp lực thành ra cũng phải làm khó nhau. Có thể ai muốn nhanh thì thêm phong bì để công việc nhanh... Mà nói đi cũng phải nói lại, người dân mình ai vào cũng muốn nhanh gọn lẹ, nhưng đâu phải giải quyết cho 1 mình họ mà cho rất nhiều người đấy thôi, theo thứ tự cả, nhưng vẫn có người nhờ mối quan hệ, phong bì... để đẩy nhanh tiến độ của mình thành ra những người ko có gì thường phải đợi khá lâu thành ra họ tức tối và mắng chửi... tại nơi làm việc. 

    Nói chung, việc cán bộ, công chức làm như vậy là ko đúng và nhũng nhiễu người dân, ko nói tất cả nhưng vẫn luôn có người hết mình tận tụy vì nhân dân. Xử lý những người nhũng nhiễu thì cứ có bằng chứng là ta đưa ra PL liền, chế tài bây giờ ko phải nhẹ nhàng nữa

     

     
    Báo quản trị |  
  • #477243   05/12/2017

    grovegroup
    grovegroup

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    Mình thấy cũng tùy thôi, cũng có nhiều nơi cán bộ, công chức nhà nước rất lịch sự, nhã nhặn giải thích quy trình thủ tục cho người dân. Mấy người tiếp công dân thì họ cũng như làm mấy nghề dịch vụ thôi, "làm dâu trăm họ". Mình cũng từng chứng kiến người dân họ bức xúc vì tranh chấp ở dưới huyện, lên cấp trên la ó quá trời, cán bộ tiếp dân vẫn phải chịu nhẫn nhịn lắng nghe chứ không hề "chảnh".

     
    Báo quản trị |  
  • #477275   05/12/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Mỗi lần đi cơ quan nhà nước là lần nào cũng như lần nấy đều chịu thái độ "chảnh" của mấy cán bộ, thú thật chẳng thấy có thiện cảm chút nào. Cái thủ tục làm đúng thì rất nhanh chóng nhưng các ông lại cứ thích hành dân chơi. Cũng may là bây giờ có rất nhiều cơ quan có hòm thư để phản ánh sự hài lòng của nguời dân, khôgn hài lòng gì thì cứ ghi vào, rất hay nhưng cũng băn khoăn không biết ghi vậy rồi có xử lý giải quyết gì không hay chỉ ghi cho vui nữa.

     
    Báo quản trị |