XEM XÉT BỎ ĐIỀU KIỆN HỘ KHẨU KHI THI TUYỂN CÔNG CHỨC

Chủ đề   RSS   
  • #447824 24/02/2017

    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    XEM XÉT BỎ ĐIỀU KIỆN HỘ KHẨU KHI THI TUYỂN CÔNG CHỨC

    Từ nhiều năm nay, ở Việt Nam nói chung và địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) nói riêng, khi thi tuyển vào công chức thì một trong các điều kiện cần phải đáp ứng đó là có hộ khẩu ở Tp.HCM. Quy định này vô hình trung đã tạo ra rào cản thú hút nhiều nhân tài được cống hiến hết mình cho cơ quan nhà nước.

     

    Đầu tiên chúng ta nên xem xét trên khía cạnh pháp luật quy định về điều kiện để thi tuyển công chức. Theo đó, quy định tại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức chỉ rõ:

     

    Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức

    1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

    a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

    b) Đủ 18 tuổi trở lên;

    c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

    d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

    đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

    e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

    g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

     

    Nếu chỉ trích dẫn điều này thì nhiều ý kiến sẽ đưa điều kiện “Hộ khẩu” vào điểm g phía trên với lý do công việc cần thiết để quản lý, kiểm soát công chức. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2010/BNV: “Riêng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển do cơ quan sử dụng công chức xây dựng trên cơ sở bản mô tả công việc gắn với chuyên ngành đào tạo, các kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức của vị trí dự tuyển.”. Có thể thấy rõ quy định của pháp luật không hề đặt ra điều kiện về hộ khẩu đối với người có nguyện vọng dự tuyển công chức.

     

    Tp.HCM đã có chính sách mời gọi gọi Việt kiều về nước để tham gia đóng góp với mức lương cao, thậm chí còn trả mức lương rất cao để thuê chuyên gia nước ngoài. Vậy mà đối với các chuyên gia, nhân tài trong nước lại bị “rào cản” hộ khẩu và nhiều người không có cơ hội được giúp đất nước.

     

    Một vài địa phương cho rằng việc đưa ra điều kiện như vậy để hạn chế số người từ các tỉnh khác đổ về quá đông, gây khó khăn cho việc quản lý và ngăn chặn các hành vì không tốt. Hành vi này không chỉ vi phạm về điều kiện thi tuyển công chức mà còn vi phạm Điều 8 Luật cư trú khi lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

     

    Thực tế nhiều địa phương than rằng thiếu nhân lực, người tài để vận hành hệ thống chính quyền nhưng lại đặt ra điều kiện hộ khẩu và chính nó đã tạo ra lực cản trở việc tuyển dụng người có đủ khả năng vào vị trí làm việc của cơ quan chính quyền. Thiết nghĩ, Bộ Nội vụ nên kết hợp với địa phương để chỉ đạo việc bỏ điều kiện hộ khẩu cho việc tuyển dụng công chức, tránh thất thoát chất xám.

     
    9495 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    duongthuy2210 (24/02/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #447906   24/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Xét thấy việc bỏ điều kiện hộ khẩu khi thi tuyển công chức là cần thiết, bởi lẽ vì lý do này mà có thể nhà nước sẽ bỏ lỡ đi rất nhiều nhân tài đến từ các nơi. Cảm ơn tác giả về bài viết.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (24/02/2017)
  • #447945   24/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    duongthuy2210 viết:

    Xét thấy việc bỏ điều kiện hộ khẩu khi thi tuyển công chức là cần thiết, bởi lẽ vì lý do này mà có thể nhà nước sẽ bỏ lỡ đi rất nhiều nhân tài đến từ các nơi. Cảm ơn tác giả về bài viết.

    Ý kiến của bạn giống mình á, quy định vậy sẽ hạn chế người tài. Cảm ơn bạn theo dõi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhcuong1704 vì bài viết hữu ích
    duongthuy2210 (28/02/2017)
  • #447917   24/02/2017

    zich-nt
    zich-nt

    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (110)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    chắc chỉ có ở thành phố Hố Chí Minh, các tỉnh khác chưa thấy...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn zich-nt vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (25/02/2017)
  • #448015   25/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    zich-nt viết:

    chắc chỉ có ở thành phố Hố Chí Minh, các tỉnh khác chưa thấy...

    Cảm ơn bạn quan tâm. Có một vài địa phương cũng có quy định như vậy để giành chỗ á :) Vui thôi, quy định hộ khẩu làm rào cản, mất chất xám quá

     
    Báo quản trị |  
  • #448224   27/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    "HỘ KHẨU” ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT KHI THI CÔNG CHỨC - NÊN HAY KHÔNG?

    "HỘ KHẨU” ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT KHI THI CÔNG CHỨC - NÊN HAY KHÔNG?

       Hiện nay, nhiều nơi trên cả nước thi nhau chạy theo hộ khẩu mỗi khi đến mùa thi tuyển công chức. Cụ thể ngay chính tại Hà Nội, UBND TP.Hà Nội đã từng ban hành Quyết định về việc phê duyệt chỉ tiêu và ban hành kế hoạch thi tuyển công chức làm việc tại sở, cơ quan ngang sở, UBND quận, huyện, thị xã thuộc TP. Hà Nội năm 2015.

     

       Theo Quyết định, tổng chỉ tiêu thi tuyển công chức năm 2015 là 560 người. Về điều kiện và tiêu chuẩn dự thi tuyển công chức, ngoài điều kiện phải có quốc tịch Việt Nam, phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, các trường hợp không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, phải có ít nhất một trong các điều kiện sau: Tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài; có bằng Tiến sỹ tuổi đời dưới 35; có bằng Thạc sỹ hoặc bằng tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy loại giỏi, tuổi đời dưới 30. Bằng thạc sĩ, tiến sĩ, hộ khẩu phải chăng đang dần quyết định vai trò của con người thay vì năng lực, thực tài của họ? Dựa vào đâu mà hộ khẩu lại vô cùng quan trọng , là điều kiện tiên quyết cho mỗi kì thi công chức?

     

      Không thể hoàn toàn phủi nhận về ý nghĩa của điều kiện hộ khẩu trong kì thi công chức. Bởi lẽ, theo hộ khẩu - nơi họ sinh ra, gắn bó hẳn hơn ai hết, họ hiểu được cuộc sống, văn hóa, thuận lợi, khó khăn nơi đây. Đây là điều vô cùng thuận lợi cho công việc sau này. Hơn nữa, họ quen thuộc đường đi lối lại, nhận được sự tin yêu, ủng hộ của người dân, giúp họ dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ. Nếu tuyển một người từ nơi khác tới, tất cả những điều trên đều phải bắt đầu từ con số 0. Đây là một quãng đường dài, tốn nhiều thời gian mà hiệu quả chưa chắc bằng những người có hộ khẩu ở đây.

     

      Tuy nhiên, việc đưa hộ khẩu như một điều kiện bắt buộc khi nộp hồ sơ thi công chức phải chăng đã hợp lí? Xét về pháp luật, Điều 36 Luật Cán bộ, công chức đã quy định những tiêu chuẩn rất rõ ràng đối với người đăng ký dự tuyển công chức. Luật không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Luật quy định rất rõ rằng: Người đăng ký dự tuyển công chức đủ 18 tuổi trở lên; có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ và các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Như vậy, Luật Cán bộ , công chức không hề đề cập đến vấn đề hộ khẩu khi thi công chức. Trong điều luật có mở rộng theo hướng “ các điều kiện khác” nhưng phải phù hợp với vị trí dự tuyển. Hơn nữa trong quy định về lí lịch phải rõ ràng tức phải có họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ nơi cư trú, quan hệ gia đình, quá trình đào tạo, năng lực, sở trường... và được chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận. Cả hai điều này đều không có nghĩa rằng người dự tuyển phái có hộ khẩu tại nơi dự tuyển. Bên cạnh đó, vi phạm khoản 2 Điều 8 Luật Cư trú. Theo đó, một trong các hành vi bị nghiêm cấm là “lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”. Như vậy, việc quy định bắt buộc về hộ khẩu khi thi công chức không chỉ vi phạm quy định của luật Cán bộ, công chức, luật cư trú mà còn xâm phạm quyền tự do, bình đẳng - một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ.

     

      Xét trên thực tế, quy định hộ khẩu là một trong những hạn chế lớn, kiềm hãm tài năng của nhân tài trong cả nước, hạn chế sự phát triển của địa phương nói riêng, và cả nước nói chung. Không những vậy, quy định này còn vô tình tạo điều kiện dấy lên tệ nạn chạy bằng, chạy hộ khẩu trong thực tế, tạo ra sự phẫn nộ trong nhân dân. Việt Nam những gần đây luôn lên tiếng về vấn đề “ chảy máu chất xám” nhưng chính cơ quan nhà nước lại không tại điều kiện, cơ hội cho nhân tài phát huy, không trọng dụng người có thực lực , không tạo đất lành trách sao chim không đậu.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Anh_Trinh vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (28/02/2017) duongthuy2210 (27/02/2017)
  • #448234   27/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Thực tế mình nghĩ không nên đưa vấn đề "hộ khẩu" làm điều kiện tiên quyết trong việc lựa chọn, thi tuyển công chức. Bởi vì muốn cho đất nước phát triển, trước hết phải có những người tài. Mà việc đặt ra yêu cầu hộ khẩu, tương tự như việc hạn chế đi người tài, thì dường như là không hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongthuy2210 vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (28/02/2017)
  • #448255   28/02/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    duongthuy2210 viết:

    Thực tế mình nghĩ không nên đưa vấn đề "hộ khẩu" làm điều kiện tiên quyết trong việc lựa chọn, thi tuyển công chức. Bởi vì muốn cho đất nước phát triển, trước hết phải có những người tài. Mà việc đặt ra yêu cầu hộ khẩu, tương tự như việc hạn chế đi người tài, thì dường như là không hợp lý.

    Ý của mình thì hoàn toàn ngược lại, bởi nếu cho tự do thi tuyển công chức thì sinh viên ở tỉnh lên thành phố học rồi ở lại hết rồi sao, các thành phố lớn sẽ có thêm nhân tài nhưng các tỉnh lẻ thì lại có thêm lý do để mất đi một nguồn nhân sự chất lượng, sự phân tầng xã hội sẽ rõ ràng hơn và theo mình như thế là không tốt.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (28/02/2017)
  • #448263   28/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Dong_Bich viết:

     

    duongthuy2210 viết:

     

    Thực tế mình nghĩ không nên đưa vấn đề "hộ khẩu" làm điều kiện tiên quyết trong việc lựa chọn, thi tuyển công chức. Bởi vì muốn cho đất nước phát triển, trước hết phải có những người tài. Mà việc đặt ra yêu cầu hộ khẩu, tương tự như việc hạn chế đi người tài, thì dường như là không hợp lý.

     

     

    Ý của mình thì hoàn toàn ngược lại, bởi nếu cho tự do thi tuyển công chức thì sinh viên ở tỉnh lên thành phố học rồi ở lại hết rồi sao, các thành phố lớn sẽ có thêm nhân tài nhưng các tỉnh lẻ thì lại có thêm lý do để mất đi một nguồn nhân sự chất lượng, sự phân tầng xã hội sẽ rõ ràng hơn và theo mình như thế là không tốt.

    Mình thì lại không nghĩ như vậy, bởi vì không phải cứ lúc nào tuyển thì cũng tuyển hàng loạt mà đều có những số lượng nhất định của nó. Đồng thời, ở các tỉnh, thành phố khác (chưa phải là các thành phố lớn) thì cần phải có những chính sách phát triển và đãi ngộ nhất định, làm sao đó để vẫn có thể thu hút được nhân tài.

     
    Báo quản trị |  
  • #448271   28/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    Dong_Bich viết:

     

    duongthuy2210 viết:

     

    Thực tế mình nghĩ không nên đưa vấn đề "hộ khẩu" làm điều kiện tiên quyết trong việc lựa chọn, thi tuyển công chức. Bởi vì muốn cho đất nước phát triển, trước hết phải có những người tài. Mà việc đặt ra yêu cầu hộ khẩu, tương tự như việc hạn chế đi người tài, thì dường như là không hợp lý.

     

     

    Ý của mình thì hoàn toàn ngược lại, bởi nếu cho tự do thi tuyển công chức thì sinh viên ở tỉnh lên thành phố học rồi ở lại hết rồi sao, các thành phố lớn sẽ có thêm nhân tài nhưng các tỉnh lẻ thì lại có thêm lý do để mất đi một nguồn nhân sự chất lượng, sự phân tầng xã hội sẽ rõ ràng hơn và theo mình như thế là không tốt.

    Chào bạn.

    Theo quan điểm của mình, mình không cho rằng việc hộ khẩu ảnh hưởng nhiều đến việc phân bổ lao động. Bởi lẽ, việc thi tuyển ở thành phố và địa phương có số lượng nhất định. Theo đó, nếu số lượng đầu vào cao tức điều kiện đầu vào sẽ nâng cao , theo quy luật  tự nhiên, ai có năng lực hơn sẽ ở lại. Vậy lượng còn lại sẽ đi đâu? Tất nhiên họ sẽ tìm đến nơi yêu cầu thấp hơn, ít cạnh tranh hơn và thi tuyển. 

    như vậy, việc thi tuyển công chức ngày càng chất lượng hơn so với trước, đặt ra yeu cầu nâng cao năng lực của mỗi người, tăng tinhscanhj tranh cao, là điều kiện thuận lợi để phát triển, đi lên.

    Cảm ơn bạn. mời bạn đưa ra quan điểm của mình ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #448337   28/02/2017

    duongthuy2210
    duongthuy2210
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/02/2016
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1485
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 112 lần


    Anh_Trinh viết:

     

    Dong_Bich viết:

     

     

    duongthuy2210 viết:

     

    Thực tế mình nghĩ không nên đưa vấn đề "hộ khẩu" làm điều kiện tiên quyết trong việc lựa chọn, thi tuyển công chức. Bởi vì muốn cho đất nước phát triển, trước hết phải có những người tài. Mà việc đặt ra yêu cầu hộ khẩu, tương tự như việc hạn chế đi người tài, thì dường như là không hợp lý.

     

     

    Ý của mình thì hoàn toàn ngược lại, bởi nếu cho tự do thi tuyển công chức thì sinh viên ở tỉnh lên thành phố học rồi ở lại hết rồi sao, các thành phố lớn sẽ có thêm nhân tài nhưng các tỉnh lẻ thì lại có thêm lý do để mất đi một nguồn nhân sự chất lượng, sự phân tầng xã hội sẽ rõ ràng hơn và theo mình như thế là không tốt.

     

     

    Chào bạn.

    Theo quan điểm của mình, mình không cho rằng việc hộ khẩu ảnh hưởng nhiều đến việc phân bổ lao động. Bởi lẽ, việc thi tuyển ở thành phố và địa phương có số lượng nhất định. Theo đó, nếu số lượng đầu vào cao tức điều kiện đầu vào sẽ nâng cao , theo quy luật  tự nhiên, ai có năng lực hơn sẽ ở lại. Vậy lượng còn lại sẽ đi đâu? Tất nhiên họ sẽ tìm đến nơi yêu cầu thấp hơn, ít cạnh tranh hơn và thi tuyển. 

    như vậy, việc thi tuyển công chức ngày càng chất lượng hơn so với trước, đặt ra yeu cầu nâng cao năng lực của mỗi người, tăng tinhscanhj tranh cao, là điều kiện thuận lợi để phát triển, đi lên.

    Cảm ơn bạn. mời bạn đưa ra quan điểm của mình ạ.

    Mình thì chưa bị thuyết phục lắm với cách lý giải của bạn. Việc bạn giải thích "số lượng đầu vào cao tức điều kiện đầu vào sẽ nâng cao , theo quy luật  tự nhiên, ai có năng lực hơn sẽ ở lại" thì liên quan gì đến việc quy định về hộ khẩu nhỉ? Mình chỉ nghĩ rằng, việc quy định thêm điều kiện về hộ khẩu, tức là hạn chế một lượng lớn những nguồn nhân lực, hộ khẩu thì không thể hiện được ai có năng lực hơn ai.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #448353   28/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    duongthuy2210 viết:

     

    Anh_Trinh viết:

     

     

    Dong_Bich viết:

     

     

    duongthuy2210 viết:

     

    Thực tế mình nghĩ không nên đưa vấn đề "hộ khẩu" làm điều kiện tiên quyết trong việc lựa chọn, thi tuyển công chức. Bởi vì muốn cho đất nước phát triển, trước hết phải có những người tài. Mà việc đặt ra yêu cầu hộ khẩu, tương tự như việc hạn chế đi người tài, thì dường như là không hợp lý.

     

     

    Ý của mình thì hoàn toàn ngược lại, bởi nếu cho tự do thi tuyển công chức thì sinh viên ở tỉnh lên thành phố học rồi ở lại hết rồi sao, các thành phố lớn sẽ có thêm nhân tài nhưng các tỉnh lẻ thì lại có thêm lý do để mất đi một nguồn nhân sự chất lượng, sự phân tầng xã hội sẽ rõ ràng hơn và theo mình như thế là không tốt.

     

     

    Chào bạn.

    Theo quan điểm của mình, mình không cho rằng việc hộ khẩu ảnh hưởng nhiều đến việc phân bổ lao động. Bởi lẽ, việc thi tuyển ở thành phố và địa phương có số lượng nhất định. Theo đó, nếu số lượng đầu vào cao tức điều kiện đầu vào sẽ nâng cao , theo quy luật  tự nhiên, ai có năng lực hơn sẽ ở lại. Vậy lượng còn lại sẽ đi đâu? Tất nhiên họ sẽ tìm đến nơi yêu cầu thấp hơn, ít cạnh tranh hơn và thi tuyển. 

    như vậy, việc thi tuyển công chức ngày càng chất lượng hơn so với trước, đặt ra yeu cầu nâng cao năng lực của mỗi người, tăng tinhscanhj tranh cao, là điều kiện thuận lợi để phát triển, đi lên.

    Cảm ơn bạn. mời bạn đưa ra quan điểm của mình ạ.

     

     

    Mình thì chưa bị thuyết phục lắm với cách lý giải của bạn. Việc bạn giải thích "số lượng đầu vào cao tức điều kiện đầu vào sẽ nâng cao , theo quy luật  tự nhiên, ai có năng lực hơn sẽ ở lại" thì liên quan gì đến việc quy định về hộ khẩu nhỉ? Mình chỉ nghĩ rằng, việc quy định thêm điều kiện về hộ khẩu, tức là hạn chế một lượng lớn những nguồn nhân lực, hộ khẩu thì không thể hiện được ai có năng lực hơn ai.

     

    chào bạn.

    ý ở đây mình đang giải thích cho vấn đề bạn đưa ra là: nếu không thêm điều kiện hộ khẩu vào thì sinh viên tỉnh lên thành phố học dẫn đến những người giỏi làm hết ở thành phố, ở tỉnh mất đi nhân tài. 

    mình đồng ý với bạn là hẳn nếu nhiều người nộp hồ sơ dự tuyển, những người có năng lực sẽ được giữ lạ ở thành phố. Tuy nhiên , số lượng công chức tuyển hàng năm là có hạn. do đó, không thể nói các vùng quê, tỉnh lẻ sẽ không có nhân tài hay bị mất nhân tài. hơn nữa, trong suy nghĩ nhiều bạn sinh viên thích làm việc ở các thành phố lớn hơn. vậy sẽ đặt ra một yêu cầu cho họ là phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn để có thể cạnh tranh lại với những hồ sơ khác. chính sự cạnh tranh này tạo nên sự phát triển của xã hội.

    cảm ơn ý kiến của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #448276   28/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    zich-nt viết:

    chắc chỉ có ở thành phố Hố Chí Minh, các tỉnh khác chưa thấy...

    chào bạn. 

    không chỉ riêng TP.HCM mà nhiều tỉnh thành khác cũng áp dụng điều kiện hộ khẩu vào thi công chức. 

    Cụ thể ngay chính tại Hà Nội, UBND TP.Hà Nội đã từng ban hành Quyết định về việc phê duyệt chỉ tiêu và ban hành kế hoạch thi tuyển công chức làm việc tại sở, cơ quan ngang sở, UBND quận, huyện, thị xã thuộc TP. Hà Nội năm 2015 .Theo Quyết định, tổng chỉ tiêu thi tuyển công chức năm 2015 là 560 người. Về điều kiện và tiêu chuẩn dự thi tuyển công chức, ngoài điều kiện phải có quốc tịch Việt Nam, phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, các trường hợp không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, phải có ít nhất một trong các điều kiện sau: Tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài; có bằng Tiến sỹ tuổi đời dưới 35; có bằng Thạc sỹ hoặc bằng tốt nghiệp đại học công lập, hệ chính quy loại giỏi, tuổi đời dưới 30.

    cảm ơn bạn.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anh_Trinh vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (28/02/2017)
  • #448259   28/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Theo ý kiến của mình thì việc hộ khẩu như vậy làm hạn chế nhân tài lắm.Với lại việc cho rằng nhân tài sẽ lên thành phố lớn hết thì không hợp lý vì nơi nào cũng có số lượng hạn chế công chức làm việc và các tỉnh lẻ cũng đac và đang phát triển hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #448272   28/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    minhcuong1704 viết:

    Theo ý kiến của mình thì việc hộ khẩu như vậy làm hạn chế nhân tài lắm.Với lại việc cho rằng nhân tài sẽ lên thành phố lớn hết thì không hợp lý vì nơi nào cũng có số lượng hạn chế công chức làm việc và các tỉnh lẻ cũng đac và đang phát triển hơn.

    chào bạn. 

    cảm ơn sự góp ý của bạn.

    trong vấn đề này, mình hoàn toàn đồng ý với bạn. đây là một trong những cách tạo ra sự canh tranh trong thi tuyển công chức. có cạnh tranh thì mới có phát triển.

    chúc bạn học tập tốt!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anh_Trinh vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (28/02/2017)
  • #448284   28/02/2017

    minhcuong1704
    minhcuong1704
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (143)
    Số điểm: 2706
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 105 lần


    Anh_Trinh viết:

     

    minhcuong1704 viết:

     

    Theo ý kiến của mình thì việc hộ khẩu như vậy làm hạn chế nhân tài lắm.Với lại việc cho rằng nhân tài sẽ lên thành phố lớn hết thì không hợp lý vì nơi nào cũng có số lượng hạn chế công chức làm việc và các tỉnh lẻ cũng đac và đang phát triển hơn.

     

     

    chào bạn. 

    cảm ơn sự góp ý của bạn.

    trong vấn đề này, mình hoàn toàn đồng ý với bạn. đây là một trong những cách tạo ra sự canh tranh trong thi tuyển công chức. có cạnh tranh thì mới có phát triển.

    chúc bạn học tập tốt!

    Cảm ơn bạn đã cho ý kiến. Việc hộ khẩu này sẽ hạn chế và việc này đã được người dân nhiều lần nêu ý kiến. Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đang xem xét để ngăn chặng tình trạng này.

     
    Báo quản trị |  
  • #448277   28/02/2017

    mcjambi
    mcjambi
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2012
    Tổng số bài viết (237)
    Số điểm: 1705
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 46 lần


    Tôi cho rằng khi xét hộ khẩu thì chúng ta đã giảm rất nhiều cơ hội của những người tài ! Họ đâu cứ phải về quê mới được làm công chức tại đó ? Tôi ở Hà Nội, làm việc tại Bắc Ninh cũng ổn chứ ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mcjambi vì bài viết hữu ích
    minhcuong1704 (28/02/2017)
  • #448354   28/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    mcjambi viết:

    Tôi cho rằng khi xét hộ khẩu thì chúng ta đã giảm rất nhiều cơ hội của những người tài ! Họ đâu cứ phải về quê mới được làm công chức tại đó ? Tôi ở Hà Nội, làm việc tại Bắc Ninh cũng ổn chứ ?

    cảm ơn bạn.

    về vấn đề này mình đồng quan điểm với bạn. 

    mình cũng đồng ý với quy định của luật cán bộ công chức và luật cư trú, không đưa hộ khẩu thành điều kiện bắt buộc trong thi tuyển công chức.

    tuy nhiên nhiều tỉnh, địa phương vẫn áp dụng điều kiện này và chưa đưa ra căn cứ pháp luật rõ ràng.

    cảm ơn ý kiến của bạn.

     
    Báo quản trị |