Theo điểm a khoản 1 Điều 169 Bộ luật Lao động 2012 có quy định một trong 04 điều kiện bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người lao động nước ngoài phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Như vậy làm sao xác định được người nước ngoài có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?
Theo khoản 2 Điều 674 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau: “Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam”. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tức xác lập quan hệ lao động tại Việt Nam cho nên năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam. Người từ đủ 18 tuổi trở lên được cho là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu không bị tuyên bố mất năng lực hành vi, không phải là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (khoản 2 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015).
Như vậy người nước ngoài phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tức là người từ đủ 18 tuổi trở lên và không phải là người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tuy nhiên, theo điểm a khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) có quy định điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau: “Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Tại sao lại quy định là "Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”, trong khi đó người có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ cũng được xác định là người đủ 18 tuổi trở lên?
Cập nhật bởi katkumhat ngày 09/09/2020 10:43:50 CH
lỗi lập từ